Ranh giới ngoài vùng biển 03 hải lý là gì? Tần xuất rà soát, chỉnh lý, bổ sung, cập nhật đường ranh giới ngoài của vùng biển 03 hải lý?
Ranh giới ngoài vùng biển 03 hải lý được xác định như thế nào?
Ranh giới vùng biển 03 hải lý được quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 11/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. Khu vực biển liên vùng là khu vực biển có phạm vi thuộc hai hay nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển hoặc có một phần diện tích nằm trong vùng biển 06 hải lý và có một phần diện tích nằm ngoài vùng biển 06 hải lý.
4. Vùng biển 03 hải lý là vùng biển có ranh giới trong là đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm, ranh giới ngoài là đường cách đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm một khoảng cách tương ứng là 03 hải lý.
5. Vùng biển 06 hải lý là vùng biển có ranh giới trong là đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm, ranh giới ngoài là đường cách đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm một khoảng cách tương ứng là 06 hải lý.
....
Theo đó, ranh giới ngoài vùng biển 03 hải lý là đường cách đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm một khoảng cách tương ứng là 03 hải lý.
Ranh giới ngoài vùng biển 03 hải lý là gì? Tần xuất rà soát, chỉnh lý, bổ sung, cập nhật đường ranh giới ngoài của vùng biển 03 hải lý? (Hình từ Internet)
Tần xuất rà soát, chỉnh lý, bổ sung, cập nhật đường ranh giới ngoài của vùng biển 03 hải lý?
Tần xuất rà soát, chỉnh lý, bổ sung, cập nhật đường ranh giới ngoài của vùng biển 03 hải lý được quy định tại Điều 39 Nghị định 11/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường
1. Giúp Chính phủ thực hiện quản lý tổng hợp và thống nhất về giao các khu vực biển để khai thác, sử dụng tài nguyên biển trên phạm vi cả nước.
2. Thực hiện việc giao, công nhận, cho phép trả lại, thu hồi khu vực biển, gia hạn, sửa đổi, bổ sung Quyết định giao khu vực biển theo quy định tại Nghị định này; phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép khai thác, sử dụng tài nguyên biển và các cơ quan khác có liên quan trong quá trình thực hiện.
3. Xây dựng, quản lý thống nhất hệ thống kỹ thuật phục vụ công tác giao khu vực biển; thống kê, kiểm kê, xây dựng, quản lý thông tin, cơ sở dữ liệu biển và hải đảo trên phạm vi cả nước.
4. Rà soát, chỉnh lý, bổ sung, cập nhật 10 năm một lần đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm phần đất liền và các đảo theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này; đường ranh giới ngoài của vùng biển 03 hải lý, vùng biển 06 hải lý hoặc chỉnh lý khi có sự biến động về điều kiện tự nhiên, địa hình.
5. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về giao, sử dụng khu vực biển trên phạm vi cả nước; giải quyết các tranh chấp về sử dụng khu vực biển thuộc thẩm quyền giao khu vực biển theo quy định của pháp luật.
6. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức, giáo dục pháp luật cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác giao, sử dụng khu vực biển.
7. Tổng hợp, đánh giá tình hình giao, sử dụng khu vực biển trong phạm vi cả nước báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định trước ngày 31 tháng 01 hằng năm.
Theo đó, việc rà soát, chỉnh lý, bổ sung, cập nhật đường ranh giới ngoài của vùng biển 03 hải lý được thực hiện 10 năm một lần.
Việc xác định, công bố đường ranh giới ngoài của vùng biển 03 hải lý thuộc thẩm quyền của ai?
Thẩm quyền xác định, công bố đường ranh giới ngoài của vùng biển 03 hải lý được quy định tại Điều 3 Nghị định 11/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Ranh giới, diện tích khu vực biển
1. Ranh giới khu vực biển được xác định bởi đường khép kín bao gồm các đoạn thẳng nối các điểm khép góc có tọa độ cụ thể và được thể hiện trên nền bản đồ địa hình đáy biển do Bộ Tài nguyên và Môi trường xuất bản với tỷ lệ thích hợp.
2. Diện tích khu vực biển giao cho tổ chức, cá nhân được xem xét, quyết định đối với từng trường hợp cụ thể trên cơ sở các yếu tố sau:
a) Nhu cầu sử dụng khu vực biển của tổ chức, cá nhân được thể hiện trong đơn đề nghị giao khu vực biển, dự án đầu tư;
b) Diện tích để khai thác, sử dụng tài nguyên biển theo văn bản cho phép khai thác, sử dụng tài nguyên của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Báo cáo kết quả thẩm định hồ sơ đề nghị giao khu vực biển của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
d) Hành lang an toàn của các công trình, thiết bị (nếu có) theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định, công bố đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm, đường ranh giới ngoài của vùng biển 03 hải lý, vùng biển 06 hải lý của đất liền và đảo có diện tích lớn nhất thuộc các huyện đảo.
Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định, công bố đường ranh giới ngoài của vùng biển 03 hải lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nội dung quản lý nhà nước về kiểm định chất lượng giáo dục như thế nào? Nguyên tắc kiểm định chất lượng giáo dục?
- Ai cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp theo quy định pháp luật doanh nghiệp?
- Giá trị của tài liệu, số liệu kế toán được quy định ra sao? Nhiệm vụ kế toán là thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán như thế nào?
- Thời gian kiểm tra kế toán vượt quá 10 ngày không? Việc kiểm tra kế toán được thực hiện khi nào?
- Mẫu Kế hoạch giám sát chuyên đề đối với đảng viên của chi bộ? Giám sát chuyên đề có phải thực hiện thẩm tra, xác minh?