Quyết toán thuế lao động nước ngoài có năm đầu ở Việt Nam dưới 183 ngày được thực hiện như thế nào?
- Quyết toán thuế lao động nước ngoài có năm đầu ở Việt Nam dưới 183 ngày được thực hiện như thế nào?
- Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có bắt buộc phải giao kết hợp đồng không xác định thời hạn nếu đó là hợp đồng gia hạn lần ba không?
- Người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài có trách nhiệm như nào?
Quyết toán thuế lao động nước ngoài có năm đầu ở Việt Nam dưới 183 ngày được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo điểm e khoản 2 Điều 26 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định như sau:
Khai thuế, quyết toán thuế
Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân và cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân thực hiện khai thuế và quyết toán thuế theo hướng dẫn về thủ tục, hồ sơ tại văn bản hướng dẫn về quản lý thuế. Nguyên tắc khai thuế đối với một số trường hợp cụ thể:
2. Khai thuế đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh
...
e) Nguyên tắc khai thuế, quyết toán thuế đối với một số trường hợp như sau:
...
e.2) Cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công trong trường hợp số ngày có mặt tại Việt Nam tính trong năm dương lịch đầu tiên là dưới 183 ngày, nhưng tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam là từ 183 ngày trở lên.
- Năm tính thuế thứ nhất: khai và nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày tính đủ 12 tháng liên tục.
- Từ năm tính thuế thứ hai: khai và nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch. Số thuế còn phải nộp trong năm tính thuế thứ 2 được xác định như sau:
Số thuế còn phải nộp năm tính thuế thứ 2 = Số thuế phải nộp của năm tính thuế thứ 2 - Số thuế tính trùng được trừ
Trong đó:
Số thuế phải nộp của năm tính thuế thứ 2 = Thu nhập tính thuế của năm tính thuế thứ 2 x Thuế suất thuế thu nhập cá nhân theo Biểu lũy tiến từng phần
Số thuế tính trùng được trừ = (Số thuế phải nộp trong năm tính thuế thứ nhất / 12) x Số tháng tính trùng.
...
Như vậy, việc quyết toán thuế lao động nước ngoài có năm đầu ở Việt Nam dưới 183 ngày được thực hiện như quy định cụ thể trên.
Chị có thể tham khảo ví dụ số 17 ngay bên dưới quy định trên.
Lưu ý khi xem ví dụ này là hiện nay đã tăng mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân thành 11 triệu theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14.
Lao động nước ngoài (Hình từ Internet)
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có bắt buộc phải giao kết hợp đồng không xác định thời hạn nếu đó là hợp đồng gia hạn lần ba không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 151 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
1. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
c) Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;
d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 154 của Bộ luật này.
2. Thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động. Khi sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam và được pháp luật Việt Nam bảo vệ, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Như vậy, người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động.
Do đó, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không bắt buộc phải giao kết hợp đồng không xác định thời hạn nếu đó là hợp đồng gia hạn lần ba, nó phụ thuộc vào thời hạn của Giấy phép lao động.
Người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài có trách nhiệm như nào?
Căn cứ theo Điều 153 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài
1. Người lao động nước ngoài phải xuất trình giấy phép lao động khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bị buộc xuất cảnh hoặc trục xuất theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
3. Người sử dụng lao động sử dụng người lao động nước ngoài làm việc cho mình mà không có giấy phép lao động thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài có trách nhiệm như sau:
- Người lao động nước ngoài phải xuất trình giấy phép lao động khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bị buộc xuất cảnh hoặc trục xuất theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
- Người sử dụng lao động sử dụng người lao động nước ngoài làm việc cho mình mà không có giấy phép lao động thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?