Quyết định thành lập hội đồng thẩm định Đề án sáp nhập tỉnh thành thuộc thẩm quyền của ai? Thời hạn trình Đề án?
Ai có quyền quyết định thành lập hội đồng thẩm định Đề án sáp nhập tỉnh thành? Thời hạn trình Đề án cho Thủ tướng?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 29 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 được sửa đổi bởi điểm c khoản 16 Điều 1 Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 quy định về Đề án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính như sau:
Đề án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính
...
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề án, Bộ trưởng Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hội đồng thẩm định đề án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh; quyết định thành lập hội đồng thẩm định và chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương có liên quan tổ chức thẩm định đề án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; chủ trì tổ chức khảo sát để phục vụ việc thẩm định đề án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.
Như vậy, Bộ trưởng Bộ Nội vụ có quyền quyết định thành lập hội đồng thẩm định và chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương có liên quan tổ chức thẩm định đề án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.
Trường hợp, thành lập hội đồng thẩm định đề án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh thì Bộ trưởng Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Lưu ý: Bộ trưởng Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề án.
Ai có quyền quyết định thành lập hội đồng thẩm định Đề án sáp nhập tỉnh thành? Thời hạn trình Đề án cho Thủ tướng? (Hình từ Internet)
05 phần chính trong Đề án sáp nhập tỉnh thành bao gồm những phần nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 29 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 được bổ sung bởi điểm b Khoản 16 Điều 1 Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 quy định:
Đề án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính gồm có 05 phần và phụ lục. Trong đó 05 phần chính gồm:
- Phần thứ nhất: căn cứ pháp lý và sự cần thiết;
- Phần thứ hai: lịch sử hình thành và hiện trạng của các đơn vị hành chính liên quan trực tiếp đến việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.
Phần này gồm lịch sử hình thành; vị trí địa lý; chức năng, vai trò đối với thành lập thành phố, thị xã, thị trấn; diện tích tự nhiên và cơ cấu các loại đất; dân số và cơ cấu, thành phần dân cư (độ tuổi; dân số nội thành, nội thị; thành phần dân tộc; lao động nông nghiệp, phi nông nghiệp); tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, cơ sở hạ tầng, quốc phòng, an ninh và tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị tại địa bàn; đánh giá chi tiết mức độ đạt được các tiêu chuẩn của đơn vị hành chính quy định tại Nghị quyết này (nếu có);
- Phần thứ ba: phương án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.
Phần này gồm hiện trạng diện tích tự nhiên, dân số (tính đến ngày 31 tháng 12 của năm trước liền kề với năm trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định đề án) của đơn vị hành chính cấp tỉnh, và của các đơn vị hành chính có liên quan đến việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; phương án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính về diện tích tự nhiên, dân số và địa giới hành chính; kết quả sau khi thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính về diện tích tự nhiên, dân số và số đơn vị hành chính các cấp;
- Phần thứ tư: đánh giá tác động và định hướng phát triển của đơn vị hành chính, sau khi thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới, đơn vị hành chính.
Phần này gồm đánh giá tác động về kinh tế - xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; định hướng phát triển; giải pháp về ngân sách, vốn đầu tư; phương án bố trí cán bộ, công chức và các giải pháp khác để tổ chức thực hiện định hướng phát triển của đơn vị hành chính;
- Phần thứ năm: kết luận và kiến nghị;
Như vậy, đề án sáp nhập tỉnh thành cần có đủ 05 phần chính như nêu trên theo quy định.
Phụ lục ban hành kèm theo Đề án sáp nhập tỉnh thành gồm nội dung gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 29 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 được sửa đổi bởi điểm a Khoản 16 Điều 1 Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 quy định:
Phụ lục kèm theo đề án gồm:
- Biểu thống kê diện tích tự nhiên và quy mô dân số của đơn vị hành chính liên quan trực tiếp đến việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính;
- Biểu thống kê các chỉ tiêu về trình độ phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu;
- Bản đồ hiện trạng địa giới của đơn vị hành chính liên quan trực tiếp đến việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính và bản đồ phương án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính;
- 01 phim tài liệu (từ 15 đến 20 phút) về vị trí, hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội và hạ tầng của khu vực đề nghị thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính;
- Biểu tổng hợp các tiêu chuẩn của đơn vị hành chính;
- Các biểu, bảng số liệu được cấp có thẩm quyền xác nhận làm cơ sở xác định các tiêu chuẩn của đơn vị hành chính;
- Hồ sơ đề án phân loại đô thị;
- Hồ sơ công nhận đạt tiêu chuẩn trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị đối với khu vực dự kiến thành lập quận, phường;
- Các văn bản của cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc xác nhận về yếu tố đặc thù của đơn vị hành chính (nếu có).










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Màu may mắn của 12 cung hoàng đạo hôm nay 1 4 2025? Màu may mắn của 12 cung hoàng đạo ngày 1 4 2025?
- Tử vi tuần mới nhất 12 con giáp 31 3 - 6 4 2025? Tử vi tuần mới chính xác nhất từ ngày 31 3 đến ngày 6 4 2025?
- 23/34 tỉnh thành sau sáp nhập năm 2025 được xác định từ 52 tỉnh thành nào? Tiêu chuẩn 23 tỉnh sau sáp nhập ra sao?
- Đáp án Kỳ 4 Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu lịch sử 50 năm Ngày giải phóng quê hương Bình Thuận và Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước?
- Vận tốc thiết kế của xe chở người bốn bánh có gắn động cơ là bao nhiêu? Xe chở người bốn bánh có gắn động cơ có thời hạn sử dụng là bao lâu?