Quyết định phân bổ hạn ngạch sản xuất và nhập khẩu chất được kiểm soát được xem xét thông qua các hoạt động nào?
- Bộ Tài chính kiểm soát hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu các chất được kiểm soát dựa trên cơ sở nào?
- Quyết định phân bổ hạn ngạch sản xuất và nhập khẩu các chất được kiểm soát được xem xét thông qua các hoạt động nào?
- Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm như thế nào trong quản lý các chất được kiểm soát?
Bộ Tài chính kiểm soát hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu các chất được kiểm soát dựa trên cơ sở nào?
Căn cứ tại Điều 26 Nghị định 06/2022/NĐ-CP về trình tự, thủ tục phân bổ, điều chỉnh, bổ sung, hủy phân bổ hạn ngạch sản xuất và nhập khẩu các chất được kiểm soát như sau:
Trình tự, thủ tục phân bổ, điều chỉnh, bổ sung, hủy phân bổ hạn ngạch sản xuất và nhập khẩu các chất được kiểm soát
...
5. Quyết định phân bổ, điều chỉnh, bổ sung hạn ngạch nhập khẩu là cơ sở để Bộ Tài chính kiểm soát hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. Tổ chức nhập khẩu nộp cho cơ quan hải quan các giấy tờ sau khi thực hiện thủ tục nhập khẩu:
a) Thông báo phân bổ, điều chỉnh, bổ sung hạn ngạch nhập khẩu các chất được kiểm soát của cơ quan quản lý chuyên ngành về biến đổi khí hậu: 01 bản chính;
b) Các giấy tờ khác theo quy định pháp luật về hải quan.
Khi hệ thống Cổng thông tin một cửa quốc gia được kết nối, việc theo dõi trừ lùi theo hạn ngạch được thực hiện thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Như vậy, Quyết định phân bổ, điều chỉnh, bổ sung hạn ngạch nhập khẩu là cơ sở để Bộ Tài chính kiểm soát hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu các chất được kiểm soát.
Quyết định phân bổ hạn ngạch sản xuất và nhập khẩu các chất được kiểm soát được xem xét thông qua các hoạt động nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định 06/2022/NĐ-CP thì căn cứ quy định tại Điều 24 Nghị định 06/2022/NĐ-CP, Điều 25 Nghị định 06/2022/NĐ-CP, trong thời hạn 30 ngày làm việc, Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét quyết định phân bổ hạn ngạch sản xuất và nhập khẩu cho tổ chức theo quy định thông qua các hoạt động sau:
- Rà soát, đánh giá thông tin đăng ký và báo cáo tình hình sử dụng các chất được kiểm soát của tổ chức;
- Đối chiếu tổng lượng tiêu thụ quốc gia và mục tiêu, yêu cầu quản lý về các chất được kiểm soát;
- Tổ chức kiểm tra thực tế nhằm xác minh thông tin đăng ký, đánh giá hồ sơ năng lực, kỹ thuật và công nghệ sản xuất trong trường hợp cần thiết;
- Lấy ý kiến Bộ Công Thương bằng văn bản về dự kiến phân bổ hạn ngạch.
Lưu ý: Thời gian tham gia ý kiến của Bộ Công Thương là không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến.
Quyết định phân bổ hạn ngạch sản xuất và nhập khẩu các chất được kiểm soát được xem xét thông qua các hoạt động nào? (Hình từ Internet)
Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm như thế nào trong quản lý các chất được kiểm soát?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định 06/2022/NĐ-CP thì Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trong quản lý các chất được kiểm soát cụ thể như sau:
Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Công ước Viên và Nghị định thư Montreal, chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về các chất được kiểm soát. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan:
- Thực hiện quản lý các chất được kiểm soát theo điều ước quốc tế về bảo vệ tầng ô-dôn mà Việt Nam là thành viên; phân bổ, điều chỉnh, bổ sung hạn ngạch sản xuất, nhập khẩu các chất HCFC, HFC theo giai đoạn và hằng năm;
- Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất được kiểm soát; trình cấp có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung danh mục, hướng dẫn sử dụng các chất được kiểm soát và quy định về điều kiện sản xuất, sử dụng các chất được kiểm soát theo cam kết thực hiện điều ước quốc tế về bảo vệ tầng ô-dôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Công bố, sửa đổi, bổ sung danh mục các mặt hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; danh mục các mặt hàng được phép xuất khẩu, nhập khẩu theo điều kiện kèm theo mã số hàng hóa thuộc phạm vi quản lý trên cơ sở thống nhất với Bộ Công Thương về danh mục hàng hóa và thống nhất với Bộ Tài chính về mã số hàng hóa;
- Xây dựng và vận hành hệ thống dịch vụ công trực tuyến về đăng ký, báo cáo, phân bổ và quản lý hạn ngạch sản xuất, nhập khẩu các chất được kiểm soát; kết nối Cổng thông tin một cửa quốc gia về quản lý các chất được kiểm soát;
- Tổ chức việc thực hiện các nghĩa vụ của quốc gia đối với Nghị định thư Montreal; phối hợp với cơ quan đầu mối của các quốc gia khác trong việc thực hiện các biện pháp tuân thủ Nghị định thư Montreal của Việt Nam;
- Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc đăng ký, báo cáo, sử dụng hạn ngạch; quản lý việc thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý các chất được kiểm soát;
- Tổ chức thực hiện các nội dung được giao theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020, Nghị định 06/2022/NĐ-CP và các nhiệm vụ khác liên quan đến quản lý chất được kiểm soát.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?