Quyết định huy động người vận hành, điều khiển tài sản trưng dụng có các nội dung nào? Và có bắt buộc thể hiện bằng văn bản không?
- Huy động người vận hành, điều khiển tài sản trưng dụng trong trường hợp nào?
- Quyết định huy động người vận hành, điều khiển tài sản trưng dụng có các nội dung nào?
- Quyết định huy động người vận hành, điều khiển tài sản trưng dụng có bắt buộc phải được thể hiện bằng văn bản không?
- Trong thời gian được huy động để vận hành, điều khiển tài sản trưng dụng, người được huy động được bồi thường thiệt hại như thế nào?
Huy động người vận hành, điều khiển tài sản trưng dụng trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 27 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 quy định như sau:
Huy động người vận hành, điều khiển tài sản trưng dụng
1. Trường hợp tài sản trưng dụng phải có người vận hành, điều khiển nhưng tổ chức, cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng không có người vận hành, điều khiển thì người quyết định trưng dụng tài sản được huy động người đang vận hành, điều khiển tài sản trưng dụng đó để vận hành, điều khiển.
...
Theo đó, trường hợp tài sản trưng dụng phải có người vận hành, điều khiển nhưng tổ chức, cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng không có người vận hành, điều khiển thì người quyết định trưng dụng tài sản được huy động người đang vận hành, điều khiển tài sản trưng dụng đó để vận hành, điều khiển.
Huy động người vận hành, điều khiển tài sản trưng dụng (Hình từ Internet)
Quyết định huy động người vận hành, điều khiển tài sản trưng dụng có các nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 27 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 quy định như sau:
Huy động người vận hành, điều khiển tài sản trưng dụng
...
2. Quyết định huy động người vận hành, điều khiển tài sản trưng dụng có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người quyết định huy động;
b) Họ tên, địa chỉ của người được huy động;
c) Mục đích huy động;
d) Thời điểm, thời hạn huy động.
...
Như vậy, quyết định huy động người vận hành, điều khiển tài sản trưng dụng có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người quyết định huy động;
- Họ tên, địa chỉ của người được huy động;
- Mục đích huy động;
- Thời điểm, thời hạn huy động.
Quyết định huy động người vận hành, điều khiển tài sản trưng dụng có bắt buộc phải được thể hiện bằng văn bản không?
Tại khoản 3 Điều 27 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 quy định như sau:
Huy động người vận hành, điều khiển tài sản trưng dụng
...
3. Quyết định huy động người vận hành, điều khiển tài sản trưng dụng phải được thể hiện bằng văn bản và phải được giao cho người được huy động. Trường hợp đặc biệt không thể ra quyết định bằng văn bản thì người có thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản được quyết định huy động người vận hành, điều khiển tài sản trưng dụng bằng lời nói và phải có giấy xác nhận việc huy động ngay tại thời điểm huy động. Giấy xác nhận phải có các nội dung chủ yếu được quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Người được huy động vận hành, điều khiển tài sản trưng dụng có nghĩa vụ chấp hành quyết định huy động.
Theo đó, quyết định huy động người vận hành, điều khiển tài sản trưng dụng phải được thể hiện bằng văn bản và phải được giao cho người được huy động.
Trường hợp đặc biệt không thể ra quyết định bằng văn bản thì người có thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản được quyết định huy động người vận hành, điều khiển tài sản trưng dụng bằng lời nói và phải có giấy xác nhận việc huy động ngay tại thời điểm huy động.
Giấy xác nhận phải có các nội dung chủ yếu được quy định tại khoản 2 Điều này.
Người được huy động vận hành, điều khiển tài sản trưng dụng có nghĩa vụ chấp hành quyết định huy động.
Trong thời gian được huy động để vận hành, điều khiển tài sản trưng dụng, người được huy động được bồi thường thiệt hại như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 39 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 quy định như sau:
Bồi thường thiệt hại đối với người được huy động để vận hành, điều khiển tài sản trưng dụng
1. Trong thời gian được huy động để vận hành, điều khiển tài sản trưng dụng, người được huy động được bồi thường thiệt hại theo mức thu nhập trung bình ba tháng liền kề của công việc mà người đó thực hiện trước khi được huy động.
2. Khi thi hành quyết định huy động của người có thẩm quyền quy định tại Luật này, nếu người được huy động để vận hành, điều khiển tài sản trưng dụng bị thiệt hại về tính mạng hoặc sức khỏe thì được bồi thường như sau:
a) Trường hợp bị ốm đau, tai nạn mà thiệt hại về sức khỏe thì được thanh toán chi phí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe;
b) Trường hợp bị ốm đau, tai nạn làm suy giảm hoặc mất hoàn toàn khả năng lao động thì được bồi thường tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
c) Trường hợp bị ốm đau, tai nạn mà chết thì được bồi thường chi phí cho việc mai táng và tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị tai nạn có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật về lao động;
d) Trường hợp bị thương hoặc chết mà đủ điều kiện thì được hưởng chính sách theo quy định của pháp luật về người có công.
Theo đó, trong thời gian được huy động để vận hành, điều khiển tài sản trưng dụng, người được huy động được bồi thường thiệt hại theo mức thu nhập trung bình ba tháng liền kề của công việc mà người đó thực hiện trước khi được huy động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?