Quyết định của Hội đồng thi kiểm toán viên được 2/3 ý kiến đồng ý của các thành viên Hội đồng thi thì có được thông qua hay không?
Hội đồng thi kiểm toán viên bao gồm những ai?
Theo Điều 13 Thông tư 91/2017/TT-BTC quy định về Hội đồng thi kiểm toán viên như sau:
"Điều 13. Hội đồng thi kiểm toán viên, kế toán viên
1. Hội đồng thi do Bộ trưởng Bộ Tài chính thành lập theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
2. Hội đồng thi chịu trách nhiệm tổ chức các kỳ thi kiểm toán viên và kế toán viên theo quy định của Bộ Tài chính. Trong từng kỳ thi, Chủ tịch Hội đồng thi phải thành lập Ban đề thi, Ban coi thi, Ban chấm thi và Ban chấm phúc khảo (nếu cần thiết)."
Theo đó, tại Điều 14 Thông tư 91/2017/TT-BTC quy định về thành phần của Hội đồng thi kiểm toán viên, bao gồm:
- Hội đồng thi được thành lập cho từng kỳ thi. Thành phần Hội đồng thi không quá 11 người, bao gồm:
+ Chủ tịch Hội đồng thi là lãnh đạo Bộ Tài chính hoặc lãnh đạo cấp Vụ trưởng được Bộ trưởng Bộ Tài chính uỷ quyền;
+ 04 Phó Chủ tịch là lãnh đạo Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán, lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ của Bộ Tài chính, lãnh đạo tổ chức nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán, trong đó lãnh đạo Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán là Phó Chủ tịch thường trực;
+ Uỷ viên thư ký và các uỷ viên Hội đồng thi là đại diện của một số đơn vị thuộc Bộ Tài chính.
- Một cá nhân không được tham gia là thành viên Hội đồng thi quá 3 kỳ thi liên tục, ngoại trừ trường hợp cụ thể do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
- Người có bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột, vợ (hoặc chồng) của mình (hoặc của vợ hoặc chồng) dự thi kỳ thi nào thì không được tham gia vào Hội đồng thi và tất cả các bộ phận liên quan của kỳ thi đó.
- Người tham gia phụ đạo, hướng dẫn ôn thi kỳ thi nào không được tham gia là thành viên Hội đồng thi, ra đề thi, duyệt đề thi, chấm thi (kể cả chấm thi lần 1 và chấm thi phúc khảo) kỳ thi đó. Thành viên Hội đồng thi của kỳ thi nào thì không được tham gia giảng bài, phụ đạo, hướng dẫn học, ôn thi kỳ thi đó. Người đã tham gia chấm thi lần 1 thì không được tham gia chấm thi phúc khảo.
- Văn phòng của Hội đồng thi đặt tại Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán - Bộ Tài chính.
- Giúp việc cho Hội đồng thi có Tổ thường trực do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định thành lập theo đề nghị của Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán. Thành phần Tổ thường trực không quá 9 người.
- Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận do Hội đồng thi thành lập và tổ chức thực hiện gồm Tổ thường trực, Ban đề thi, Ban coi thi, Ban chấm thi, Ban chấm phúc khảo theo quy định của Bộ Tài chính.
Quyết định của Hội đồng thi kiểm toán viên
Chế độ làm việc của Hội đồng thi kiểm toán viên quy định như thế nào?
Chế độ làm việc của Hội đồng thi kiểm toán viên được quy định tại Điều 15 Thông tư 91/2017/TT-BTC như sau:
- Hội đồng thi làm việc theo chế độ tập thể. Các quyết định của Hội đồng thi được thông qua khi có ít nhất 2/3 ý kiến đồng ý của các thành viên Hội đồng thi.
- Hội đồng thi được sử dụng con dấu của Bộ Tài chính trong thời gian hoạt động.
- Hội đồng thi được sử dụng thời gian hành chính để tổ chức các kỳ họp và hoạt động thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thi. Các thành viên Hội đồng thi được hưởng thù lao trích từ chi phí dự thi theo mức được Bộ Tài chính duyệt.
- Chương trình và nội dung các kỳ họp Hội đồng thi phải được thông báo bằng văn bản cho các thành viên trước khi họp 5 ngày.
Căn cứ quy định về chế độ làm việc của Hội đồng thi kiểm toán viên nêu trên, ta thấy Hội đồng thi làm việc theo chế độ tập thể. Các quyết định của Hội đồng thi được thông qua khi có ít nhất 2/3 ý kiến đồng ý của các thành viên Hội đồng thi.
Hội đồng thi kiểm toán viên có trách nhiệm và quyền hạn như thế nào?
Trách nhiệm và quyền hạn của Hội đồng thi theo Điều 16 Thông tư 91/2017/TT-BTC được quy định như sau:
- Thông báo công khai kế hoạch thi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, lập và xét duyệt danh sách thí sinh dự thi.
- Xây dựng đề thi, đáp án cho mỗi kỳ thi.
- Tổ chức coi thi, chấm thi.
- Tổng hợp kết quả thi theo từng kỳ thi trình Bộ Tài chính phê duyệt.
- Công bố kết quả thi và thông báo điểm cho từng thí sinh dự thi theo kết quả phê duyệt của Bộ Tài chính.
- Tổ chức phúc khảo kết quả thi nếu người dự thi có yêu cầu.
- Bảo quản, lưu trữ đề thi, bài thi và các tài liệu liên quan đến các kỳ thi cho đến khi bàn giao theo quy định của Bộ Tài chính.
- Chủ động đề xuất hoặc tham gia vào việc hoàn thiện các quy định về việc thi và cấp chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ kế toán viên khi có yêu cầu.
Như vậy, ta thấy Hội đồng thi được thành lập cho từng kỳ thi. Thành phần Hội đồng thi không quá 11 người được quy định tại Điều 14 Thông tư 91/2017/TT-BTC. Các quyết định của Hội đồng thi được thông qua khi có ít nhất 2/3 ý kiến đồng ý của các thành viên Hội đồng thi. Trong quá trình hoạt động, làm việc, Hội đồng thi kiểm toán viên thực hiện trách nhiệm và quyền hạn theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?