Quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất thuộc có thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã hay không?
- Quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất sau khi hòa giải thành tranh chấp đất đai có thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã hay không?
- Hòa giải tranh chấp đất đai không thành tại xã có được làm đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân huyện?
- Phần diện tích chênh lệch nhiều hơn có được cấp Sổ đỏ không khi đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất đã có Sổ đỏ?
Quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất sau khi hòa giải thành tranh chấp đất đai có thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã hay không?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định về hòa giải tranh chấp đất đai như sau:
Hòa giải tranh chấp đất đai
...
5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Theo quy định này thì việc quyết định công nhận thay đổi ranh giới thửa đất sẽ thuộc thẩm quyền của Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp.
Như vậy, quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất thuộc không thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã.
Quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất sau khi hòa giải thành tranh chấp đất đai có thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã không? (Hình từ Internet)
Hòa giải tranh chấp đất đai không thành tại xã có được làm đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân huyện?
Theo khoản 4 Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP có về thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai như sau:
Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai
...
4. Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới sử dụng đất, chủ sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải thành đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định tại Khoản 5 Điều 202 của Luật Đất đai.
Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.
...
Và tại khoản 1 Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh như sau:
Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh
1. Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai nộp đơn tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.
...
Theo các quy định nêu trên, trường hợp hòa giải không thành tranh chấp đất đai ở UBND xã thì Ủy ban nhân dân cấp xã hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.
Ở đây, cơ quan có thẩm quyền giải quyết có thể là UBND cấp huyện theo Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hoặc Tòa án có thẩm quyền.
Phần diện tích chênh lệch nhiều hơn có được cấp Sổ đỏ không khi đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất đã có Sổ đỏ?
Theo khoản 5 Điều 98 Luật Đất đai 2013 có quy định về nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau:
Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
...
5. Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này hoặc Giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có.
Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 99 của Luật này.
Như vậy, theo quy định này thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn khi đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích này sẽ được cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp Sổ đỏ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?