Quyết định công bố chế độ báo cáo định kỳ của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phải được ban hành khi nào?
- Nội dung công bố chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm những gì?
- Quyết định công bố chế độ báo cáo định kỳ của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phải được ban hành khi nào?
- Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm như thế nào trong việc báo cáo định kỳ?
Nội dung công bố chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 28 Thông tư 19/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Trách nhiệm, nội dung công bố, công khai
1. Chế độ báo cáo định kỳ phải được cập nhật, công bố, công khai thường xuyên khi có sự thay đổi về một trong các nội dung của chế độ báo cáo định kỳ quy định tại Điều 4 Thông tư này.
2. Đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật quy định chế độ báo cáo định kỳ có trách nhiệm soạn thảo Quyết định công bố danh mục chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Văn phòng Bộ) ký công bố.
3. Nội dung công bố chế độ báo cáo định kỳ gồm: Tên báo cáo, đối tượng thực hiện báo cáo, cơ quan nhận báo cáo, tần suất thực hiện báo cáo và văn bản quy định chế độ báo cáo.
Như vậy, nội dung công bố chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm:
- Tên báo cáo;
- Đối tượng thực hiện báo cáo;
- Cơ quan nhận báo cáo;
- Tần suất thực hiện báo cáo và văn bản quy định chế độ báo cáo.
Công bố chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Hình từ Internet)
Quyết định công bố chế độ báo cáo định kỳ của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phải được ban hành khi nào?
Căn cứ theo Điều 29 Thông tư 19/2020/TT-BGDĐT quy định về thời hạn công bố như sau:
Thời hạn công bố
1. Quyết định công bố chế độ báo cáo định kỳ của Bộ trưởng phải được ban hành chậm nhất trước 15 ngày làm việc kể từ ngày văn bản quy phạm pháp luật quy định chế độ báo cáo định kỳ có hiệu lực thi hành.
2. Quyết định công bố sau khi được ký, ban hành phải được đăng công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ (qua Văn phòng Bộ).
Theo quy định trên, quyết định công bố chế độ báo cáo định kỳ của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phải được ban hành chậm nhất trước 15 ngày làm việc kể từ ngày văn bản quy phạm pháp luật quy định chế độ báo cáo định kỳ có hiệu lực thi hành.
Quyết định công bố sau khi được ký, ban hành phải được đăng công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Văn phòng Bộ).
Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm như thế nào trong việc báo cáo định kỳ?
Theo Điều 30 Thông tư 19/2020/TT-BGDĐT quy định về trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:
Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo
1. Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo
a) Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, lưu trữ, chia sẻ các thông tin báo cáo định kỳ của ngành do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, ban hành;
b) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Tham gia ý kiến các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo đảm bảo tuân thủ đầy đủ quy định tại Thông tư này và các quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
d) Kiểm soát nội dung công bố chế độ báo cáo định kỳ của các đơn vị thuộc Bộ trước khi trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký công bố;
đ) Đầu mối tổ chức rà soát thường xuyên, đánh giá quy định và việc thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo thẩm quyền của Bộ Giáo dục và Đào tạo để đề xuất, tham mưu giúp Bộ trưởng việc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác báo cáo.
...
Như vậy, Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, lưu trữ, chia sẻ các thông tin báo cáo định kỳ của ngành do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, ban hành. Đồng thời, có các trách nhiệm sau:
- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Tham gia ý kiến các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo đảm bảo tuân thủ đầy đủ quy định tại Thông tư này và các quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
- Kiểm soát nội dung công bố chế độ báo cáo định kỳ của các đơn vị thuộc Bộ trước khi trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký công bố;
- Đầu mối tổ chức rà soát thường xuyên, đánh giá quy định và việc thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo thẩm quyền của Bộ Giáo dục và Đào tạo để đề xuất, tham mưu giúp Bộ trưởng việc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác báo cáo.
Lưu ý: Quy định trên không áp dụng đối với chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục, chế độ báo cáo nội bộ của cơ quan Bộ và chế độ báo cáo Mật theo quy định của pháp luật về bí mật nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?