Quyết định chấm dứt việc chăm sóc trẻ em tại cơ sở trợ giúp xã hội để chuyển trẻ em đến cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế phải ban hành trong thời gian nào?
- Quyết định chấm dứt việc chăm sóc trẻ em tại cơ sở trợ giúp xã hội để chuyển trẻ em đến cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế phải ban hành trong thời gian nào?
- Người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội có được phép thông báo tình hình của trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế hay không?
- Người nhận chăm sóc thay thế có được xem là người chăm sóc trẻ em hay không?
Quyết định chấm dứt việc chăm sóc trẻ em tại cơ sở trợ giúp xã hội để chuyển trẻ em đến cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế phải ban hành trong thời gian nào?
Quyết định chấm dứt việc chăm sóc trẻ em tại cơ sở trợ giúp xã hội để chuyển trẻ em đến cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế phải ban hành trong thời gian nào? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại khoản 3 Điều 48 Nghị định 56/2017/NĐ-CP về chấm dứt việc chăm sóc thay thế cho trẻ em cụ thể như sau:
Chấm dứt việc chăm sóc thay thế cho trẻ em
…
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm ban hành quyết định chấm dứt việc chăm sóc thay thế và chuyển hình thức chăm sóc thay thế căn cứ vào kết quả theo dõi, đánh giá việc trẻ em được cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế hoặc theo đề nghị của cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế hoặc theo nguyện vọng của trẻ em được quy định tại Điều 69 Luật trẻ em theo Mẫu số 16 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Đối với trường hợp trẻ em được chuyển từ cơ sở trợ giúp xã hội đến cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận quyết định giao trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế của Ủy ban nhân dân cấp xã, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cá nhân có thẩm quyền quyết định chấm dứt việc chăm sóc trẻ em tại cơ sở trợ giúp xã hội và gửi quyết định này đến Ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện giao, nhận trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế.
Như vậy, Quyết định chấm dứt việc chăm sóc trẻ em tại cơ sở trợ giúp xã hội để chuyển trẻ em đến cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế phải được Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cá nhân có thẩm quyền ban hành trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận quyết định giao trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Đồng thời, quyết định này phải được gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện giao, nhận trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế.
Người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội có được phép thông báo tình hình của trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế hay không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 45 Nghị định 56/2017/NĐ-CP về chuyển trẻ em đang được chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội đến cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế, gia đình nhận trẻ em làm con nuôi cụ thể như sau:
Chuyển trẻ em đang được chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội đến cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế, gia đình nhận trẻ em làm con nuôi
…
2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, đối chiếu với danh sách cá nhân, gia đình đăng ký nhận chăm sóc thay thế để xem xét, đánh giá sự phù hợp của cá nhân, gia đình đăng ký nhận chăm sóc thay thế; nếu thấy phù hợp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp huyện chuyển danh sách và hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cá nhân, gia đình đăng ký nhận chăm sóc thay thế cư trú.
3. Người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế thông báo tình hình của trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế, tổ chức cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế tiếp xúc với trẻ em và đưa trẻ em đến nhà của cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế để trẻ em làm quen với môi trường mới; lấy ý kiến, nguyện vọng của trẻ em về cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế trong trường hợp trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên.
Như vậy, người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế thông báo tình hình của trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế.
Đồng thời, tổ chức cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế tiếp xúc với trẻ em và đưa trẻ em đến nhà của cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế để trẻ em làm quen với môi trường mới;
Lưu ý: Người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội phải lấy ý kiến, nguyện vọng của trẻ em về cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế trong trường hợp trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên.
Người nhận chăm sóc thay thế có được xem là người chăm sóc trẻ em hay không?
Người chăm sóc trẻ em được định nghĩa tại khoản 4 Điều 4 Luật Trẻ em 2016 là người đảm nhận nhiệm vụ chăm sóc trẻ em, bao gồm người giám hộ của trẻ em; người nhận chăm sóc thay thế hoặc người được giao trách nhiệm cùng với cha, mẹ của trẻ em cấp dưỡng, chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
Như vậy, có thể thấy rằng, người nhận chăm sóc thay thế được xem là người chăm sóc trẻ em.
Trong đó, chăm sóc thay thế là việc tổ chức, gia đình, cá nhân nhận trẻ em về chăm sóc, nuôi dưỡng khi trẻ em không còn cha mẹ; trẻ em không được hoặc không thể sống cùng cha đẻ, mẹ đẻ; trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang nhằm bảo đảm sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em (theo khoản 3 Điều 4 Luật Trẻ em 2016).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?