Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong tố tụng dân sự được quy định như thế nào?
- Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong tố tụng dân sự được quy định như thế nào?
- Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người mất năng lực hành vi dân sự do ai thực hiện?
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều đương sự trong cùng một vụ án không?
Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong tố tụng dân sự được quy định như thế nào?
Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp được quy định tại Điều 4 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
(1) Cơ quan, tổ chức, cá nhân do Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác.
(2) Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.
Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng.
Việc giải quyết vụ việc dân sự quy định tại khoản này được thực hiện theo các nguyên tắc do Bộ luật Dân sự 2015 và Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định.
Theo đó, tại Điều 9 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 cũng có quy định về việc bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự như sau:
- Đương sự có quyền tự bảo vệ hoặc nhờ luật sư hay người khác có đủ điều kiện theo quy định Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự thực hiện quyền bảo vệ của họ.
- Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm trợ giúp pháp lý cho các đối tượng theo quy định của pháp luật để họ thực hiện quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước Tòa án.
- Không ai được hạn chế quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự.
Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong tố tụng dân sự được quy định như thế nào? (hình từ internet)
Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người mất năng lực hành vi dân sự do ai thực hiện?
Căn cứ theo Điều 69 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự
...
4. Đương sự là người chưa đủ sáu tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thì không có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.
5. Đương sự là người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi thì việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.
Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của họ, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ được xác định theo quyết định của Tòa án.
...
Như vậy, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người mất năng lực hành vi dân sự tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều đương sự trong cùng một vụ án không?
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được quy định tại Điều 75 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
...
3. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều đương sự trong cùng một vụ án, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của những người đó không đối lập nhau. Nhiều người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể cùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của một đương sự trong vụ án.
4. Khi đề nghị Tòa án làm thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người đề nghị phải xuất trình các giấy tờ sau đây:
a) Luật sư xuất trình các giấy tờ theo quy định của Luật luật sư;
b) Trợ giúp viên pháp lý hoặc người tham gia trợ giúp pháp lý xuất trình văn bản cử người thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và thẻ trợ giúp viên pháp lý hoặc thẻ luật sư;
c) Đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động xuất trình văn bản của tổ chức đó cử mình tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động, tập thể người lao động;
...
Như vậy, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều đương sự trong cùng một vụ án nếu quyền và lợi ích hợp pháp của những người đó không đối lập nhau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ban Chấp hành Trung ương Đoàn có nhiệm vụ gì? Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn vi phạm kỷ luật thì xử lý thế nào?
- Tấn công, vô hiệu hóa làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng có phải là hành vi bị nghiêm cấm?
- Noel năm 2024 vào thứ mấy? Noel năm 2024 mấy ngày? Noel năm 2024 ngày bao nhiêu âm lịch năm 2024?
- Đảng viên có hơn 30 năm tuổi đảng khi mất có được tổ chức tang lễ không? Chức danh được tổ chức Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức?
- Gieo vần thơ lục bát là gì? Cách gieo vần thơ lục bát như thế nào? Ví dụ cách gieo vần thơ lục bát?