Quyền và nghĩa vụ của tổng thầu thi công xây dựng trong hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng được quy định như thế nào?
- Nội dung quản lý thực hiện hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng được quy định như thế nào?
- Quyền của tổng thầu thi công xây dựng trong hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng được quy định như thế nào?
- Nghĩa vụ của tổng thầu thi công xây dựng trong hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng được quy định như thế nào?
Nội dung quản lý thực hiện hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 09/2016/TT-BXD quy định về quản lý thực hiện hợp đồng thi công như sau:
Quản lý thực hiện hợp đồng thi công
Việc quản lý thực hiện hợp đồng thi công thực hiện theo Điều 7 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP và các quy định sau:
1. Nội dung chủ yếu của các kiến nghị, đề xuất, yêu cầu và các ý kiến phản hồi của các bên bao gồm: tên hợp đồng, thời gian kiến nghị (ngày, tháng, năm), thời hạn yêu cầu trả lời (ngày, tháng, năm), tên đơn vị yêu cầu, tên đơn vị trả lời, nội dung yêu cầu, danh Mục tài liệu kèm theo yêu cầu; (nếu có), chi phí thay đổi kèm theo (nếu có) và các nội dung khác, ký tên (đóng dấu nếu cần).
2. Quản lý tiến độ thực hiện hợp đồng:
Khi ký kết hợp đồng thi công các bên thống nhất tiến độ thực hiện hợp đồng, thời Điểm báo cáo, bàn giao công việc, hạng Mục, công trình (các giai đoạn phân chia phải phù hợp với tiến độ trong hồ sơ dự thầu).
3. Quản lý về chất lượng:
Các công việc, hạng Mục, công trình bàn giao phải đảm bảo chất lượng theo quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Bên nhận thầu phải có biện pháp quản lý chất lượng do mình thực hiện và chất lượng công việc do nhà thầu phụ thực hiện (nếu có).
4. Quản lý công tác thi công xây dựng công trình:
...
5. Quản lý khối lượng và giá hợp đồng:
...
6. Quản lý an toàn, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ thực hiện theo quy định tại Điều 48 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP và các quy định sau:
..
7. Quản lý Điều chỉnh hợp đồng và các nội dung khác của hợp đồng:
...
Theo đó, nội dung quản lý thực hiện hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng như quy định tại Điều 4 nêu trên với phạm vi toàn bộ dự án.
Tổng thầu thi công xây dựng (Hình từ Internet)
Quyền của tổng thầu thi công xây dựng trong hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng được quy định như thế nào?
Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 11 Thông tư 09/2016/TT-BXD quy định về quyền của tổng thầu thi công xây dựng như sau:
Hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng
...
3. Quyền và nghĩa vụ của tổng thầu thi công xây dựng:
a) Tổng thầu thi công xây dựng có các quyền tại Khoản 1 Điều 28 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP và các quyền sau:
- Kiểm soát toàn bộ các phương tiện và biện pháp thi công trong phạm vi công trường của toàn bộ dự án.
- Lựa chọn nhà thầu phụ thông qua đấu thầu hoặc chỉ định thầu phù hợp với hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng đã ký và quy định pháp luật về đầu tư xây dựng công trình;
- Bổ sung hoặc thay thế các nhà thầu phụ (nếu cần) để đảm bảo chất lượng, giá cả và tiến độ thực hiện các công việc của hợp đồng sau khi được chủ đầu tư chấp thuận;
...
Theo đó, tổng thầu thi công xây dựng có các quyền tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 37/2015/NĐ-CP và các quyền được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 11 nêu trên.
Trong đó, tổng thầu thi công xây dựng có quyền lựa chọn nhà thầu phụ thông qua đấu thầu hoặc chỉ định thầu phù hợp với hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng đã ký và quy định pháp luật về đầu tư xây dựng công trình.
Nghĩa vụ của tổng thầu thi công xây dựng trong hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng được quy định như thế nào?
Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 11 Thông tư 09/2016/TT-BXD quy định về nghĩa vụ của tổng thầu thi công xây dựng như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổng thầu thi công xây dựng:
...
b) Tổng thầu thi công xây dựng có nghĩa vụ theo quy định tại Khoản 2 Điều 28 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP và các nghĩa vụ sau:
- Tổ chức Điều hành công trường, Điều phối các nhà thầu phụ về việc sử dụng hợp lý các công trình phụ trợ, các công trình phục vụ thi công để tránh lãng phí; sử dụng, bảo vệ mặt bằng và giữ gìn an ninh trật tự công trường. Các nhà thầu phụ phải tuân thủ sự chỉ đạo Điều hành của tổng thầu thi công xây dựng về việc Điều hành công trường.
- Lập và thỏa thuận với chủ đầu tư về kế hoạch tiến độ thực hiện các giai đoạn thi công và hạng Mục công trình chủ yếu, kế hoạch thanh toán của hợp đồng;
- Tổ chức việc mua sắm, chế tạo và cung ứng vật tư, thiết bị theo yêu cầu và tiến độ thực hiện hợp đồng tổng thầu; thỏa thuận và thống nhất với chủ đầu tư về nội dung hồ sơ mời thầu mua sắm các thiết bị công nghệ chủ yếu và về chi phí mua sắm thiết bị của hợp đồng trên cơ sở kết quả đấu thầu về thiết bị (nếu có thỏa thuận trong hợp đồng);
- Tổ chức hệ thống quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng các công việc thực hiện theo quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng và theo các thỏa thuận hợp đồng;
...
Theo đó, ngoài các nghĩa vụ được quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định 37/2015/NĐ-CP thì tổng thầu thi công xây dựng còn có các nghĩa vụ được quy định tại điểm b khoản 3 Điều 11 nêu trên.
Trong đó, tổng thầu thi công xây dựng có nghĩa vụ tổ chức hệ thống quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng các công việc thực hiện theo quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng và theo các thỏa thuận hợp đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?