Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng trong lĩnh vực giá sẽ được pháp luật quy định như thế nào?
- Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng trong lĩnh vực giá sẽ được pháp luật quy định như thế nào?
- Căn cứ định giá của Nhà nước có phải theo khả năng thanh toán của người tiêu dùng hay không?
- Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm công khai thông tin về giá, thẩm định giá cần phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng trong lĩnh vực giá sẽ được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 10 và Điều 11 Luật Giá 2023 quy định về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng trong lĩnh vực giá như sau:
- Quyền của người tiêu dùng trong lĩnh vực về giá như sau:
- Lựa chọn, thỏa thuận về giá khi mua hàng hóa, dịch vụ, trừ hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá cụ thể.
- Tiếp cận thông tin về chính sách giá của Nhà nước; các biện pháp quản lý, điều tiết giá của Nhà nước.
- Được yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp thông tin về giá, chất lượng, xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ và hóa đơn theo quy định của pháp luật.
- Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá xem xét điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá khi các yếu tố hình thành giá thay đổi.
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện theo quy định của Luật này, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Nghĩa vụ của người tiêu dùng trong lĩnh vực về giá bao gồm:
- Thanh toán theo mức giá thỏa thuận hoặc mức giá cụ thể do Nhà nước định giá khi mua hàng hóa, dịch vụ.
- Thông tin cho cơ quan quản lý nhà nước về giá, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về giá.
Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng trong lĩnh vực giá sẽ được pháp luật quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Căn cứ định giá của Nhà nước có phải theo khả năng thanh toán của người tiêu dùng hay không?
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 22 Luật Giá 2023 quy định như sau:
Nguyên tắc và căn cứ định giá của Nhà nước
1. Nguyên tắc định giá của Nhà nước được quy định như sau:
a) Bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh hợp lý, hợp lệ; lợi nhuận (nếu có) hoặc tích lũy theo quy định của pháp luật (nếu có) phù hợp với mặt bằng thị trường; bảo đảm phù hợp với cung cầu hàng hóa, dịch vụ, điều kiện thị trường tại thời điểm định giá và chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ;
b) Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, người tiêu dùng;
c) Xem xét, điều chỉnh giá khi các yếu tố hình thành giá thay đổi. Trường hợp điều chỉnh giá sản phẩm, dịch vụ công trong dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư được thực hiện theo từng thời kỳ quy định tại hợp đồng dự án.
2. Căn cứ định giá của Nhà nước được quy định như sau:
a) Yếu tố hình thành giá của hàng hóa, dịch vụ tại thời điểm định giá hoặc thời gian xác định yếu tố hình thành giá trong phương án giá phù hợp với đặc điểm, tính chất của hàng hóa, dịch vụ;
b) Quan hệ cung cầu của hàng hóa, dịch vụ, nhu cầu của thị trường và sức mua của đồng tiền; khả năng thanh toán của người tiêu dùng;
c) Giá thị trường trong nước, thế giới và khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ.
Theo đó, Nhà nước sẽ căn cứ định giá theo quan hệ cung cầu của hàng hóa, dịch vụ, nhu cầu của thị trường, sức mua của đồng tiền và khả năng thanh toán của người tiêu dùng.
Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm công khai thông tin về giá, thẩm định giá cần phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 6 Luật Giá 2023 quy định như sau:
Công khai thông tin về giá, thẩm định giá
...
4. Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm công khai thông tin quy định tại Điều này phải bảo đảm tính chính xác, trung thực, kịp thời và chịu trách nhiệm về nội dung công khai. Việc công khai không áp dụng đối với các thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước và các trường hợp không được phép công khai theo quy định của pháp luật.
Việc thông tin, truyền thông về các chính sách pháp luật về giá, cơ chế quản lý, điều hành giá phải bảo đảm tính khách quan, trung thực theo quy định của pháp luật.
5. Việc công khai các thông tin quy định tại Điều này được thực hiện theo hình thức đăng tải trên trang thông tin điện tử (nếu có) của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân hoặc hình thức phù hợp khác. Đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì công khai bằng hình thức gửi văn bản đến cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan và cập nhật vào cơ sở dữ liệu về giá; đối với các nội dung quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này thì công khai bằng hình thức cập nhật vào cơ sở dữ liệu về giá.
Theo đó, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm công khai thông tin về giá, thẩm định giá cần phải bảo đảm tính chính xác, trung thực, kịp thời và chịu trách nhiệm về nội dung công khai.
Ngoài ra, việc công khai không áp dụng đối với các thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước và các trường hợp không được phép công khai theo quy định của pháp luật.
Và, việc thông tin, truyền thông về các chính sách pháp luật về giá, cơ chế quản lý, điều hành giá phải bảo đảm tính khách quan, trung thực theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời dẫn chương trình hội nghị tổng kết cuối năm 2024 của chi bộ? Lời dẫn chương trình tổng kết chi bộ cuối năm 2024 ra sao?
- Mẫu nhận xét đảng viên dự bị của người giúp đỡ mới nhất? Hướng dẫn cách viết nhận xét đảng viên dự bị của người giúp đỡ?
- Mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ cuối năm ở đâu?
- Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật trong cuốn sách em đã đọc lớp 5? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học hiện nay?
- Thuốc bị thu hồi do vi phạm ở mức độ 1 thì có thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc không? Thu hồi do vi phạm mức độ 1 có nghĩa là gì?