Quyền tự chủ của trường đại học là gì? Trường đại học tự chủ tài chính sử dụng nguồn tài chính cho các hoạt động nào?
Quyền tự chủ của trường đại học là gì?
Theo khoản 11 Điều 4 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định quyền tự chủ là quyền của cơ sở giáo dục đại học:
- Tự xác định mục tiêu và lựa chọn cách thức thực hiện mục tiêu;
- Tự quyết định và có trách nhiệm giải trình về hoạt động chuyên môn, học thuật, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản và hoạt động khác trên cơ sở quy định của pháp luật và năng lực của cơ sở giáo dục đại học.
Trong đó, cơ sở giáo dục đại học là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện chức năng đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, hoạt động khoa học và công nghệ, phục vụ cộng đồng. (Theo khoản 1 Điều 4 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018.
Quyền tự chủ của trường đại học là gì? Trường đại học tự chủ tài chính sử dụng nguồn tài chính cho các hoạt động nào? (Hình từ Internet)
Trường đại học tự chủ tài chính sử dụng nguồn tài chính cho các hoạt động nào?
Theo khoản 2 Điều 30 Nghị định 60/2021/NĐ-CP có quy định sử dụng nguồn tài chính như sau:
Cơ sở giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp quyết định sử dụng nguồn tài chính của đơn vị để chi cho các hoạt động thường xuyên, bảo đảm đạt chuẩn chất lượng đầu ra theo đúng cam kết.
Việc tự chủ sử dụng nguồn tài chính thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định 60/2021/NĐ-CP, Điều 16 Nghị định 60/2021/NĐ-CP và Điều 20 Nghị định 60/2021/NĐ-CP và các quy định sau:
- Chi học bổng khuyến khích học tập, miễn, giảm học phí; hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh, sinh viên; các khoản chi hỗ trợ khác cho học sinh, sinh viên (nếu có) trong các cơ sở giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp theo quy định của Nhà nước;
- Chi đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học theo quy định pháp luật về giáo dục đại học và được hạch toán vào chi phí hợp lý của đơn vị.
Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục đại học tự chủ tài chính có các nguồn tài chính theo khoản 1 Điều 30 Nghị định 60/2021/NĐ-CP như sau:
- Ngân sách nhà nước cấp kinh phí cho cơ sở giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp công lập để thực hiện chính sách miễn, giảm học phí; hỗ trợ chi phí học tập và chính sách hỗ trợ khác cho học sinh, sinh viên (nếu có) theo quy định của Nhà nước;
- Thu học phí theo quy định của pháp luật về giáo dục, giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và các quy định của Chính phủ về học phí;
- Thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, bao gồm:
+ Thu dịch vụ giáo dục đào tạo theo phương thức giáo dục thường xuyên
+ Thu dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn về chuyên môn nghiệp vụ, bổ sung kiến thức, kỹ năng để cấp chứng chỉ, giấy chứng nhận đào tạo và các hình thức đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn khác
+ Thu dịch vụ tư vấn giáo dục đào tạo
+ Thu từ hoạt động hợp tác đào tạo với doanh nghiệp
+ Thu từ hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ
+ Thu từ các dịch vụ khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ sở giáo dục đào tạo và quy định của pháp luật. Các khoản thu dịch vụ này phải được quy định cụ thể và công khai.
Điều kiện thực hiện quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học là gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 32 Luật Giáo dục Đại học 2012 sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định như sau:
Quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học
1. Cơ sở giáo dục đại học thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình theo quy định của pháp luật. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tôn trọng và bảo đảm quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học.
2. Điều kiện thực hiện quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học được quy định như sau:
a) Đã thành lập hội đồng trường, hội đồng đại học; đã được công nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục đại học bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp;
b) Đã ban hành và tổ chức thực hiện quy chế tổ chức và hoạt động; quy chế tài chính; quy chế, quy trình, quy định quản lý nội bộ khác và có chính sách bảo đảm chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn do Nhà nước quy định;
c) Thực hiện phân quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình đến từng đơn vị, cá nhân trong cơ sở giáo dục đại học;
d) Công khai điều kiện bảo đảm chất lượng, kết quả kiểm định, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm và thông tin khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, về điều kiện thực hiện quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học là:
- Đã thành lập hội đồng trường, hội đồng đại học; đã được công nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục đại học bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp;
- Đã ban hành và tổ chức thực hiện quy chế tổ chức và hoạt động; quy chế tài chính; quy chế, quy trình, quy định quản lý nội bộ khác và có chính sách bảo đảm chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn do Nhà nước quy định;
- Thực hiện phân quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình đến từng đơn vị, cá nhân trong cơ sở giáo dục đại học;
- Công khai điều kiện bảo đảm chất lượng, kết quả kiểm định, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm và thông tin khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DỰ BÁO THỜI TIẾT DỊP GIÁNG SINH NĂM 2024 VÀ TẾT DƯƠNG LỊCH NĂM 2025
- Thái Tuế là gì? Phạm Thái Tuế có nghĩa là gì? Cúng giải hạn sao Thái Tuế là tín ngưỡng hay mê tín dị đoan?
- Mẫu Tờ trình theo Nghị định 30? Cách ghi Mẫu Tờ trình theo Nghị định 30 chi tiết? Tải về file word Mẫu Tờ trình?
- Quyền, nghĩa vụ của chủ dự án đầu tư, cơ sở được cấp giấy phép môi trường được quy định như thế nào?
- Mẫu Bản đăng ký Đề nghị xét tặng Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam là mẫu nào? Tải về mẫu bản đảng ký?