Quyền sở hữu tài sản được xác lập khi nào đối với tài sản do người khác đánh rơi, làm mất?
Làm gì khi nhặt được tài sản của người khác đánh rơi?
Đầu tiên, đối với việc phát hiện ra tài sản mà người khác đánh rơi, bỏ quên. Người phát hiện có nghĩa vụ xem xét, tìm kiếm thông tin, giấy tờ có liên quan để tìm ra người bị mất. Trong trường hợp không thể xác định được thông tin liên hệ thì có thể đem đến UBND cấp xã hoặc công an xã nơi gần nhất để đăng thông báo tìm kiếm chủ sở hữu tài sản. Điều này được quy định cụ thể tại Điều 230 Bộ luật Dân sự 2015.
Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định ai là người có quyền sở hữu tài sản.
Quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, làm mất?
Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên
Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 230 Bộ luật Dân sự 2015 người nhặt được vẫn có thể sở hữu số tài sản nói trên nếu như thỏa mãn các quy định của pháp như sau:
Sau 01 năm, kể từ ngày giao nộp cơ quan có thẩm quyền ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau:
- Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người nhặt được được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp tài sản có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước;
- Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì tài sản đó thuộc về Nhà nước; người nhặt được tài sản được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.
Mức lương cơ sở hiện hành là 1.490.000. Vậy với số tiền nhặt được là 12.000.000 đồng thì sau 01 năm, nếu không tìm được chủ sở hữu thì bạn của em được hưởng hoàn toàn khoản tiền nói trên.
Hình thức xử phạt đối với hành vi cố tình không trả lại tài sản cho người khác
Tuy nhiên, nếu trong trường hợp bạn em cố tình không trả lại tài sản cho người làm mất thì có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật như sau:
Thứ nhất, xử lý vi phạm hành chính:
Theo quy định tại điểm đ khoản 2 điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Đối với trường hợp chiếm giữ, nhặt được của rơi không trả có giá trị tài sản dưới 10.000.000 đồng thì :
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều này;
+ Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm đ và e khoản 2 Điều này;
Thứ hai, truy cứu trách nhiệm hình sự:
Trường hợp người nhặt được của rơi không trả; cố tình chiếm giữ tài sản có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể theo quy định tại Điều 176 Bộ Luật Hình sự 2015; về tội chiếm giữ trái phép tài sản.
Trường hợp cố tình chiếm giữ; tài sản của người khác có giá trị từ 10.000.000 - 200.000.000 đồng hoặc có giá trị dưới 10.000.000 đồng nhưng là cổ vật; những vật có giá trị văn hóa có thể bị phạt tiền; lên đến 50.000.000 đồng hoặc phạt tù đến 2 năm.
Đối với tài sản có giá trị trên 200.000.000 đồng hoặc là bảo vật quốc gia thì có thể bị phạt tù từ 01 - 05 năm.
Tóm lại, sau khi nhặt được tài sản của người khác, thì nên cố gắng xác nhận thông tin người mất, nếu không được thì phải đem đến Ủy ban nhân dân xã và Tòa án gần nhất để trình báo. Không nên chiếm hữu tài sản của người khác một cách bất hợp pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?
- Pháp điển là gì? Bộ pháp điển là gì? phapdien moj Hướng dẫn sử dụng Bộ pháp điển cụ thể thế nào?
- Mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Văn hóa thể thao 2024? Tải mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở ở đâu?
- Thông tư 27/2024 về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, mẫu hồ sơ đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng?
- 'Phông bạt từ thiện' là gì? Sửa chữa, làm giả bill chuyển khoản nhưng không gây thiệt hại có vi phạm pháp luật?