Quyền nhân thân không gắn với tài sản là gì? Quyền nhân thân trong trường hợp xác định lại giới tính được quy định ra sao?
Quyền nhân thân không gắn với tài sản là gì?
Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân tại Điều 17 Bộ luật Dân sự 2015 có đề cập quyền nhân thân của cá nhân được phân loại thành quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản, cụ thể:
Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
1. Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản.
2. Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản.
3. Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.
Theo đó, Bộ luật Dân sự 2015 không giải thích thế nào là quyền nhân thân không gắn với tài sản.
Tuy nhiên, quyền nhân thân không gắn với tài sản có thể được hiểu là những quyền gắn liền với giá trị tinh thần của cá nhân, không thể định giá được bằng tiền.
Ví dụ:
(i) Quyền có họ, tên được quy định tại Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015;
(ii) Quyền thay đổi họ được quy định tại Điều 27 Bộ luật Dân sự 2015;
(iii) Quyền thay đổi tên được quy định tại Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015;
(iv) Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể được quy định tại Điều 33 Bộ luật Dân sự 2015.
Quyền nhân thân không gắn với tài sản là gì? Quyền nhân thân trong trường hợp xác định lại giới tính được quy định ra sao? (hình từ internet)
Quyền nhân thân không gắn với tài sản có thể chuyển giao không?
Quyền nhân thân được quy định tại Điều 25 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Quyền nhân thân
1. Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
2. Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải được người đại diện theo pháp luật của người này đồng ý theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc theo quyết định của Tòa án.
Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của vợ, chồng hoặc con thành niên của người đó; trường hợp không có những người này thì phải được sự đồng ý của cha, mẹ của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Theo đó, quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
Như vậy, quyền nhân thân không gắn liền với tài sản không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
Ngoài ra cần lưu ý:
- Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải được người đại diện theo pháp luật của người này đồng ý theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc theo quyết định của Tòa án.
- Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của vợ, chồng hoặc con thành niên của người đó; trường hợp không có những người này thì phải được sự đồng ý của cha, mẹ của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Quyền nhân thân đối với trường hợp xác định lại giới tính được quy định ra sao?
Quyền xác định lại giới tính được quy định tại Điều 36 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Quyền xác định lại giới tính
1. Cá nhân có quyền xác định lại giới tính.
Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính.
2. Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
Theo đó, việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính.
Cũng theo quy định này, cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?