Quyền nhân thân của cá nhân được phân loại như thế nào? Quyền nhân thân của cá nhân theo Bộ luật Dân sự gồm các quyền nào?
Quyền nhân thân của cá nhân được phân loại như thế nào?
Quyền nhân thân được quy định tại khoản 1 Điều 25 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Quyền nhân thân
1. Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
...
Theo đó, quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015 là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
Đồng thời, tại Điều 17 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
1. Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản.
2. Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản.
3. Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.
Như vậy, quyền nhân thân phân loại thành quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản.
Lưu ý:
Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải được người đại diện theo pháp luật của người này đồng ý theo quy định Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan hoặc theo quyết định của Tòa án.
Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của vợ, chồng hoặc con thành niên của người đó; trường hợp không có những người này thì phải được sự đồng ý của cha, mẹ của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan quy định khác.
(Theo Điều 25 Bộ luật Dân sự 2015)
Quyền nhân thân của cá nhân được phân loại như thế nào? Quyền nhân thân của cá nhân theo Bộ luật Dân sự gồm các quyền nào? (hình từ internet)
Quyền nhân thân của cá nhân theo Bộ luật Dân sự gồm các quyền nào?
Căn cứ theo Mục 2 Bộ luật Dân sự 2015 thì quyền nhân thân của cá nhân bao gồm:
- Quyền có họ, tên theo Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015.
- Quyền thay đổi họ theo Điều 27 Bộ luật Dân sự 2015.
- Quyền thay đổi tên theo Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015.
- Quyền xác định, xác định lại dân tộc theo Điều 29 Bộ luật Dân sự 2015.
- Quyền được khai sinh, khai tử theo Điều 30 Bộ luật Dân sự 2015.
- Quyền đối với quốc tịch theo Điều 31 Bộ luật Dân sự 2015.
- Quyền của cá nhân đối với hình ảnh theo Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015.
- Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể theo Điều 33 Bộ luật Dân sự 2015.
- Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín theo Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015.
- Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác theo Điều 35 Bộ luật Dân sự 2015.
- Quyền xác định lại giới tính theo Điều 36 Bộ luật Dân sự 2015.
- Chuyển đổi giới tính theo Điều 37 Bộ luật Dân sự 2015.
- Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015.
- Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình theo Điều 39 Bộ luật Dân sự 2015.
Có áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không?
Căn cứ theo Điều 155 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Không áp dụng thời hiệu khởi kiện
Thời hiệu khởi kiện không áp dụng trong trường hợp sau đây:
1. Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản.
2. Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
3. Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai.
4. Trường hợp khác do luật quy định.
Như vậy, không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản.
Quyền nhân thân của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí gồm các quyền nào?
Căn cứ theo Điều 122 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định như sau:
Tác giả và quyền của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
1. Tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là người trực tiếp sáng tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp; trong trường hợp có hai người trở lên cùng nhau trực tiếp sáng tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp thì họ là đồng tác giả.
2. Quyền nhân thân của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí gồm các quyền sau đây:
a) Được ghi tên là tác giả trong Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn;
b) Được nêu tên là tác giả trong các tài liệu công bố, giới thiệu về sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.
3. Quyền tài sản của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là quyền nhận thù lao theo quy định tại Điều 135 của Luật này.
Như vậy, quyền nhân thân của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí gồm các quyền sau đây:
- Được ghi tên là tác giả trong Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn;
- Được nêu tên là tác giả trong các tài liệu công bố, giới thiệu về sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?