Quyền lợi của Kiểm sát viên khi theo học đào tạo hành nghề đấu giá là gì? Kiểm sát viên có được lựa chọn nơi tập sự hành nghề đấu giá không?
Quyền lợi của Kiểm sát viên khi theo học đào tạo hành nghề đấu giá là gì?
Theo quy định tại Điều 10 Luật Đấu giá 2016 về tiêu chuẩn trở thành đấu giá viên như sau:
Tiêu chuẩn đấu giá viên
Đấu giá viên phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt;
2. Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng;
3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề đấu giá quy định tại Điều 11 của Luật này, trừ trường hợp được miễn đào tạo nghề đấu giá quy định tại Điều 12 của Luật này;
4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá.
Theo đó, tại Điều 12 của Luật Đấu giá 2016 thì người được miễn đào tạo nghề đấu giá bao gồm:
Người được miễn đào tạo nghề đấu giá
1. Người đã là luật sư, công chứng viên, thừa phát lại, quản tài viên, trọng tài viên có thời gian hành nghề từ 02 năm trở lên.
2. Người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên.
Theo quy định trên thì để trở thành đáu giá viên, thì cá nhân cần đáp ứng các điều kiện như
- Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt;
- Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng;
- Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề đấu giá;
- Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá.
Đối với cá nhân là Kiểm sát viên muốn theo học đào tạo nghề đấu giá sẽ được miễn đào tạo.
Cá nhân chỉ cần hoàn thành tốt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá và đảm bảo các điều kiện quy định thì có thể trở thành đấu giá viên.
Quyền lợi của Kiểm sát viên khi theo học đào tạo hành nghề đấu giá là gì? (Hình từ Internet)
Kiểm sát viên có được lựa chọn nơi tập sự hành nghề đấu giá không?
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 06/2017/TT-BTP về lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản để tập sự hành nghề đấu giá như sau:
Lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản để tập sự hành nghề đấu giá
1. Người có giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề đấu giá, người được miễn đào tạo nghề đấu giá lựa chọn một tổ chức đấu giá tài sản để tập sự hành nghề đấu giá. Tổ chức đấu giá tài sản phân công đấu giá viên trong tổ chức mình hướng dẫn tập sự. Tại cùng một thời điểm, một đấu giá viên không được hướng dẫn nhiều hơn hai người tập sự. Tổ chức đấu giá tài sản không được từ chối nhận tập sự trừ trường hợp có lý do chính đáng.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận người tập sự, tổ chức đấu giá tài sản nhận tập sự thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp nơi tổ chức đấu giá tài sản có trụ sở về việc nhận tập sự và đấu giá viên hướng dẫn tập sự.
2. Người thuộc trường hợp không được cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá quy định tại Điều 15 Luật đấu giá tài sản thì không được tập sự hành nghề đấu giá.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của tổ chức đấu giá tài sản nhận tập sự, Sở Tư pháp ghi tên người tập sự vào danh sách người tập sự hành nghề đấu giá và đăng tải danh sách này trên Cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp.
Như vậy, theo quy định trên, kiểm sát viên có được lựa chọn một tổ chức đấu giá tài sản để tập sự hành nghề đấu giá.
Tổ chức đấu giá tài sản không được từ chối nhận tập sự trừ trường hợp có lý do chính đáng.
Trường hợp nào không được cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá?
Theo quy định tại Điều 15 Luật Đấu giá 2016 thì các trường hợp không được cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá bao gồm:
(1) Người không đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật Đấu giá 2016.
(2) Người đang làm các công việc sau đây:
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
- Cán bộ, công chức, viên chức, trừ trường hợp là công chức, viên chức được đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá để làm việc cho Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản.
(3) Người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
(4) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; bị kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật; đã bị kết án mà chưa được xóa án tích; đã bị kết án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, các tội về tham nhũng kể cả trường hợp đã được xóa án tích.
(5) Nguời đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?