Quyền đối với bất động sản liền kề là gì? Quyền đối với bất động sản liền kề có được xác lập theo di chúc?
- Quyền đối với bất động sản liền kề là gì? Quyền đối với bất động sản liền kề có được xác lập theo di chúc?
- 03 nguyên tắc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề là gì?
- Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định như thế nào?
- Chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề trong trường hợp nào?
Quyền đối với bất động sản liền kề là gì? Quyền đối với bất động sản liền kề có được xác lập theo di chúc?
Căn cứ theo Điều 245 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền đối với bất động sản liền kề như sau:
Quyền đối với bất động sản liền kề
Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền).
Như vậy, quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác.
Tiếp đó, căn cứ theo Điều 246 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ xác lập quyền đối với bất động sản liền kề như sau:
Căn cứ xác lập quyền đối với bất động sản liền kề
Quyền đối với bất động sản liền kề được xác lập do địa thế tự nhiên, theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc.
Như vậy, quyền đối với bất động sản liền kề có thể được xác lập theo di chúc.
Quyền đối với bất động sản liền kề là gì? Quyền đối với bất động sản liền kề có được xác lập theo di chúc? (hình từ internet)
03 nguyên tắc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề là gì?
Căn cứ theo Điều 248 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nguyên tắc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề như sau:
Nguyên tắc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề
Việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề theo thỏa thuận của các bên. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
1. Bảo đảm nhu cầu hợp lý của việc khai thác bất động sản hưởng quyền phù hợp với mục đích sử dụng của cả bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền.
2. Không được lạm dụng quyền đối với bất động sản chịu hưởng quyền.
3. Không được thực hiện hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn.
Theo đó, việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề theo thỏa thuận của các bên. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
- Bảo đảm nhu cầu hợp lý của việc khai thác bất động sản hưởng quyền phù hợp với mục đích sử dụng của cả bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền.
- Không được lạm dụng quyền đối với bất động sản chịu hưởng quyền.
- Không được thực hiện hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn.
Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 175 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về ranh giới giữa các bất động sản như sau:
Ranh giới giữa các bất động sản
1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.
Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.
2. Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.
Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.
Chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 256 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các trường hợp chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề như sau:
Chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề
Quyền đối với bất động sản liền kề chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền thuộc quyền sở hữu của một người.
2. Việc sử dụng, khai thác bất động sản không còn làm phát sinh nhu cầu hưởng quyền.
3. Theo thỏa thuận của các bên.
4. Trường hợp khác theo quy định của luật.
Như vậy, quyền đối với bất động sản liền kề chấm dứt trong trường hợp sau đây:
- Bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền thuộc quyền sở hữu của một người.
- Việc sử dụng, khai thác bất động sản không còn làm phát sinh nhu cầu hưởng quyền.
- Theo thỏa thuận của các bên.
- Trường hợp khác theo quy định của luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là gì? 12 biện pháp được áp dụng quản lý rủi ro?
- Thủ tục dừng trợ giúp xã hội đối với người được nhận làm con nuôi như thế nào? Mẫu đơn đề nghị dừng trợ giúp xã hội mới nhất?
- Mẫu 06 - LĐTL Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ: Mục đích, Phương pháp lập và trách nhiệm ghi chuẩn Thông tư 200? Tải về?
- Viết đoạn văn kể về môn học em yêu thích lớp 3 hay, chọn lọc nhất? Yêu cầu cần đạt về đọc hiểu và viết của học sinh lớp 3?
- Những trường hợp không phải sử dụng trang phục trong ngành Kiểm sát nhân dân từ ngày 10/12/2024?