Quỹ từ thiện được thành lập theo quy định cũ thì có cần thay đổi điều lệ quỹ cho phù hợp với quy định mới hay không?
Quỹ từ thiện được thành lập theo quy định cũ thì có cần thay đổi điều lệ quỹ cho phù hợp với quy định mới hay không?
Căn cứ Điều 49 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định về hiệu lực thi hành của Nghị định như sau:
"Điều 49. Hiệu lực thi hành
1. Trường hợp quỹ được thành lập theo quy định của pháp luật trước đây nhưng chưa kiện toàn theo quy định tại Nghị định này thì trong thời hạn 06 tháng kể từ khi Nghị định này có hiệu lực quỹ phải hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Điều 20 và các điểm b, c khoản 2 Điều 25 của Nghị định này gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét công nhận Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) và Hội đồng quản lý quỹ.
2. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 01 năm 2020.
3. Nghị định này thay thế Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện."
Theo quy định trên thì quỹ được thành lập theo quy định của pháp luật trước đây nhưng chưa kiện toàn so với quy định tại Nghị định 93/2019/NĐ-CP thì trong thời hạn 06 tháng kể từ khi Nghị định 93/2019/NĐ-CP có hiệu lực thì quỹ phải hoàn thiện hồ sơ gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét công nhận Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) và Hội đồng quản lý quỹ.
Quỹ từ thiện được thành lập theo quy định cũ thì có cần thay đổi điều lệ quỹ cho phù hợp với quy định mới hay không?
Điều lệ quỹ từ thiện phải đảm bảo thể hiện được những nội dung nào?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định về nội dung điều lệ quỹ như sau:
"Điều 16. Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ
1. Tên gọi, địa chỉ, số điện thoại, số fax, email, website (nếu có) của quỹ.
2. Mục đích, lĩnh vực và phạm vi hoạt động của quỹ.
3. Thông tin về sáng lập viên của quỹ.
4. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của quỹ.
5. Đại diện theo pháp luật của quỹ; tổ chức, hoạt động; cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý quỹ, Ban Kiểm soát, Chủ tịch, Giám đốc và các chức vụ lãnh đạo khác.
6. Nguyên tắc vận động quyên góp; vận động, tiếp nhận tài trợ và thực hiện tài trợ.
7. Quản lý, sử dụng tài sản, tài chính của quỹ.
8. Trách nhiệm báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tổ chức, hoạt động và tài chính của quỹ.
9. Khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ quỹ và xử lý vi phạm trong hoạt động của quỹ.
10. Hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, đổi tên và giải thể quỹ.
11. Thể thức sửa đổi, bổ sung điều lệ quỹ.
12. Các nội dung khác phù hợp với quy định của pháp luật."
Như vậy, nội dung điều lệ quỹ của quỹ từ thiện phải đáp ứng những nội dung theo quy định nêu trên.
Hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền để công nhận điều lệ quỹ sau khi sửa đổi bổ sung cần những giấy tờ nào?
Như đã nêu trên thì quỹ được thành lập theo quy định cũ thì cần kiện toàn lại theo quy định mới và gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 20 Nghị định 93/2019/NĐ-CP.
Căn cứ khoản 2 Điều 20 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định về hồ sơ thay đổi hoặc cấp lại Giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ như sau:
"Điều 20. Thủ tục, hồ sơ thay đổi hoặc cấp lại giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ
1. Giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ có thể được thay đổi hoặc cấp lại theo đề nghị của Hội đồng quản lý quỹ.
2. Việc thay đổi giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ được thực hiện trong trường hợp quỹ sửa đổi, bổ sung điều lệ. Khi thay đổi giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ, Hội đồng quản lý quỹ gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này, hồ sơ gồm:
a) Đơn xin thay đổi giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ;
b) Nghị quyết của Hội đồng quản lý quỹ nêu rõ lý do về việc xin thay đổi giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ;
c) Dự thảo điều lệ sửa đổi, bổ sung.
3. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ về việc xin thay đổi giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này xem xét, quyết định cho phép thay đổi giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
4. Khi giấy phép thành lập quỹ và công nhận điều lệ quỹ bị mất, rách, nát hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác, quỹ có đơn đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này cấp lại giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ, trong đó nêu rõ lý do đề nghị cấp lại.
5. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan cấp phép thành lập quỹ cấp lại giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ, trong đó ghi rõ số lần cấp lại và số giấy phép thành lập đã được cấp trước đây, nếu không cấp lại phải nêu rõ lý do."
Như vậy, hồ sơ để gửi cơ quan có thẩm quyền công nhận điều lệ quỹ bao gồm:
- Đơn xin thay đổi giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ;
- Nghị quyết của Hội đồng quản lý quỹ nêu rõ lý do về việc xin thay đổi giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ;
- Dự thảo điều lệ sửa đổi, bổ sung.
So với quy định tại Điều 18 Nghị định 30/2012/NĐ-CP trước đây thì hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền không có sự thay đổi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích tập thể đề nghị UBND tỉnh tặng Bằng khen? Hướng dẫn cách ghi Báo cáo thành tích tập thể?
- Mẫu thông báo Nghỉ Tết âm lịch và xét tính lương Tháng 13 dành cho doanh nghiệp file word mới nhất?
- Hướng dẫn minh chứng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập mới nhất?
- Cách ghi nhận xét đánh giá của chi ủy đối với Đảng viên cuối năm 2024? Nhận xét đánh giá của chi ủy chi bộ cuối năm 2024?
- Mẫu đơn khởi kiện đòi tiền lương của người lao động là mẫu nào? Hướng dẫn cách điền mẫu đơn khởi kiện đòi tiền lương?