Quy trình xét duyệt học sinh bán trú của trường phổ thông dân tộc bán trú thực hiện như thế nào? Hồ sơ xét duyệt gồm những gì?
- Nhà trường phổ thông dân tộc bán trú lập kế hoạch xét duyệt học sinh bán trú trình cơ quan nào? Hồ sơ xét duyệt gồm những gì?
- Quy trình xét duyệt học sinh bán trú của trường phổ thông dân tộc bán trú thực hiện như thế nào?
- Hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc bán trú thực hiện những nhiệm vụ gì theo quy định?
Nhà trường phổ thông dân tộc bán trú lập kế hoạch xét duyệt học sinh bán trú trình cơ quan nào? Hồ sơ xét duyệt gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú Ban hành kèm theo Thông tư 24/2010/TT-BGDĐT quy định về tổ chức xét duyệt như sau:
Tổ chức xét duyệt
1. Kế hoạch xét duyệt.
Nhà trường lập kế hoạch xét duyệt học sinh bán trú trình phòng giáo dục và đào tạo.
2. Hồ sơ xét duyệt gồm:
a) Đơn xin bán trú có ý kiến của bố, mẹ hoặc người giám hộ;
b) Bản phô tô sổ hộ khẩu có công chứng.
Theo đó, nhà trường lập kế hoạch xét duyệt học sinh bán trú trình phòng giáo dục và đào tạo.
Hồ sơ xét duyệt gồm:
- Đơn xin bán trú có ý kiến của bố, mẹ hoặc người giám hộ;
- Bản phô tô sổ hộ khẩu có công chứng.
Quy trình xét duyệt học sinh bán trú của trường phổ thông dân tộc bán trú thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Quy trình xét duyệt học sinh bán trú của trường phổ thông dân tộc bán trú thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 15 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú Ban hành kèm theo Thông tư 24/2010/TT-BGDĐT quy định về tổ chức xét duyệt như sau:
Tổ chức xét duyệt
...
3. Quy trình xét duyệt:
a) Học sinh nộp hồ sơ cho nhà trường;
b) Nhà trường tập hợp hồ sơ và lập danh sách;
c) Hội đồng xét duyệt tổ chức xét duyệt;
d) Phê duyệt và công bố kết quả
- Hội đồng xét duyệt thông báo công khai danh sách dự kiến được xét duyệt trong 5 ngày, trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt chính thức,
- Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt kết quả xét duyệt,
- Uỷ ban nhân dân cấp xã và trường PTDTBT công bố kết quả xét duyệt học sinh bán trú trước khai giảng ít nhất 30 ngày;
đ) Giải quyết khiếu nại: Hội đồng xét duyệt giải quyết khiếu nại về kết quả xét duyệt học sinh bán trú (nếu có) trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày công bố kết quả.
Theo quy định trên, quy trình xét duyệt học sinh bán trú của trường phổ thông dân tộc bán trú như sau:
- Học sinh nộp hồ sơ cho nhà trường;
- Nhà trường tập hợp hồ sơ và lập danh sách;
- Hội đồng xét duyệt tổ chức xét duyệt;
- Phê duyệt và công bố kết quả
+ Hội đồng xét duyệt thông báo công khai danh sách dự kiến được xét duyệt trong 5 ngày, trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt chính thức,
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt kết quả xét duyệt,
+ Uỷ ban nhân dân cấp xã và trường phổ thông dân tộc bán trú công bố kết quả xét duyệt học sinh bán trú trước khai giảng ít nhất 30 ngày;
- Giải quyết khiếu nại: Hội đồng xét duyệt giải quyết khiếu nại về kết quả xét duyệt học sinh bán trú (nếu có) trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày công bố kết quả.
Hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc bán trú thực hiện những nhiệm vụ gì theo quy định?
Căn cứ theo Điều 18 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú Ban hành kèm theo Thông tư 24/2010/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ của Hiệu trưởng như sau:
Nhiệm vụ của Hiệu trưởng
Hiệu trưởng trường PTDTBT thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều lệ trường phổ thông, ngoài ra còn có các nhiệm vụ sau:
1. Nắm vững chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, có hiểu biết về phong tục, tập quán các dân tộc thiểu số và đặc điểm tâm lý học sinh dân tộc của địa phương;
2. Biết sử dụng ít nhất một tiếng dân tộc thiểu số ở địa phương để giao tiếp với học sinh và cộng đồng;
3. Phối hợp với chính quyền, các cơ quan đoàn thể, tổ chức xã hội ở địa phương trong quản lí, chăm sóc học sinh bán trú.
Như vậy, Hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc bán trú thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều lệ trường phổ thông, ngoài ra còn có các nhiệm vụ sau:
- Nắm vững chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, có hiểu biết về phong tục, tập quán các dân tộc thiểu số và đặc điểm tâm lý học sinh dân tộc của địa phương;
- Biết sử dụng ít nhất một tiếng dân tộc thiểu số ở địa phương để giao tiếp với học sinh và cộng đồng;
- Phối hợp với chính quyền, các cơ quan đoàn thể, tổ chức xã hội ở địa phương trong quản lí, chăm sóc học sinh bán trú.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?