Quy trình xây dựng, quản lý và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường được tiến hành theo các bước nào?
- Nhiệm vụ chuyên môn mở mới thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường phải được ai phê duyệt?
- Quy trình xây dựng, quản lý và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường được tiến hành theo các bước nào?
- Nhiệm vụ chuyên môn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ được quyết toán kinh phí khi nào?
Nhiệm vụ chuyên môn mở mới thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường phải được ai phê duyệt?
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Quy chế quản lý nhiệm vụ chuyên môn thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Quyết định 388/QĐ-BTNMT năm 2022 quy định về nguyên tắc xây dựng và quản lý nhiệm vụ chuyên môn như sau:
Nguyên tắc xây dựng và quản lý nhiệm vụ chuyên môn
1. Nhiệm vụ chuyên môn mở mới được xây dựng căn cứ vào chiến lược phát triển và quy hoạch ngành hoặc lĩnh vực; chương trình công tác của Chính phủ; đề án do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; chương trình, kế hoạch 5 năm, 3 năm và nhiệm vụ trọng tâm theo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ; tính cấp thiết của nhiệm vụ và khả năng cân đối của NSNN.
2. Nhiệm vụ chuyên môn mở mới phải được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt danh mục và được tổng hợp trong kế hoạch dự toán NSNN của năm kế hoạch gửi các cơ quan nhà nước theo quy định.
3. Nhiệm vụ phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt mới đủ điều kiện giao kế hoạch và dự toán NSNN để triển khai thực hiện.
Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo đúng dự toán NSNN giao hằng năm; trường hợp nhiệm vụ chuyên môn có tính chất cấp bách cần triển khai thực hiện trước hoặc có một số khối lượng, công việc cần thi công trước hoặc đồng thời với các công việc khác để tiết kiệm chi phí, đảm bảo hiệu quả, phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Lãnh đạo Bộ.
...
Như vậy, nhiệm vụ chuyên môn mở mới thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường phải được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt danh mục và được tổng hợp trong kế hoạch dự toán ngân sách nhà nước của năm kế hoạch gửi các cơ quan nhà nước theo quy định.
Nhiệm vụ chuyên môn mở mới thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường phải được ai phê duyệt? (Hình từ Internet)
Quy trình xây dựng, quản lý và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường được tiến hành theo các bước nào?
Căn cứ Điều 5 Quy chế quản lý nhiệm vụ chuyên môn thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Quyết định 388/QĐ-BTNMT năm 2022 quy định về quy trình xây dựng, quản lý và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn như sau:
Quy trình xây dựng, quản lý và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn
Quy trình xây dựng, quản lý và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được tiến hành theo các bước sau:
1. Lập, thẩm định và phê duyệt danh mục nhiệm vụ chuyên môn mở mới.
2. Lập, thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ chuyên môn.
3. Phân bổ và giao kế hoạch, dự toán NSNN thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
4. Triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
5. Kiểm tra, nghiệm thu nhiệm vụ chuyên môn.
6. Phê duyệt kết quả và quyết toán nhiệm vụ chuyên môn hoàn thành.
Như vậy, theo quy định, quy trình xây dựng, quản lý và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường được tiến hành theo các bước sau:
(1) Lập, thẩm định và phê duyệt danh mục nhiệm vụ chuyên môn mở mới.
(2) Lập, thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ chuyên môn.
(3) Phân bổ và giao kế hoạch, dự toán ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
(4) Triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
(5) Kiểm tra, nghiệm thu nhiệm vụ chuyên môn.
(6) Phê duyệt kết quả và quyết toán nhiệm vụ chuyên môn hoàn thành.
Nhiệm vụ chuyên môn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ được quyết toán kinh phí khi nào?
Căn cứ khoản 8 Điều 2 Quy chế quản lý nhiệm vụ chuyên môn thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Quyết định 388/QĐ-BTNMT năm 2022 quy định về nguyên tắc xây dựng và quản lý nhiệm vụ chuyên môn như sau:
Nguyên tắc xây dựng và quản lý nhiệm vụ chuyên môn
...
7. Đối với các nhiệm vụ đặc thù: hoạt động quan trắc; giám sát, đánh giá tài nguyên và môi trường; bảo quản tư liệu; thống kê, thông tin, lưu trữ dữ liệu tài nguyên và môi trường; bảo tàng; các trạm thu vệ tinh, GPS; duy trì, vận hành hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin; tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức cộng đồng và pháp luật về tài nguyên và môi trường; hoạt động tầu đo đạc, nghiên cứu biển; xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật; đơn giá sản phẩm, nhiệm vụ phân giới cắm mốc và các nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ phải thực hiện kiểm tra, nghiệm thu theo quy định của quy chế này.
8. Nhiệm vụ chuyên môn chỉ được quyết toán kinh phí khi có đầy đủ các hồ sơ nghiệm thu, biên bản nghiệm thu và chứng từ thanh toán.
9. Việc tổ chức họp Hội đồng thẩm định các cấp chỉ thực hiện khi: có mặt ít nhất 2/3 (hai phần ba) số Ủy viên Hội đồng trong đó có Chủ tịch/Phó Chủ tịch Hội đồng và có mặt ít nhất 1/2 (một phần hai) số Ủy viên phản biện (trường hợp vắng mặt thì phải có ý kiến bằng văn bản) theo quyết định thành lập Hội đồng.
...
Như vậy, nhiệm vụ chuyên môn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ được quyết toán kinh phí khi có đầy đủ các hồ sơ nghiệm thu, biên bản nghiệm thu và chứng từ thanh toán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?