Quy trình thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi như thế nào? Tổng kết buổi khám cần làm những gì?
Công tác chuẩn bị tổ chức một buổi khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi như thế nào?
Công tác chuẩn bị tổ chức một buổi khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi được hướng dẫn tại Mục 3 Chương 1 Hướng dẫn về khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi Ban hành kèm theo Quyết định 2796/QĐ-BYT năm 2023 như sau:
Công tác chuẩn bị
3.1 Lập kế hoạch và thông tin về buổi khám
- Hàng quý, TYT xã lập kế hoạch khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em trên địa bàn xã, gửi TTYT huyện và UBND xã (mẫu KH phụ lục 8). Nếu cần hỗ trợ nhân lực từ TTYT huyện, TYT xã cần nêu rõ trong kế hoạch.
- TYT xã thông báo đến cha mẹ của từng đối tượng 2-3 ngày trước khi buổi khám được tổ chức (nội dung thông báo: thời gian, địa điểm khám; ý nghĩa của việc khám sức khỏe định kỳ; chính sách miễn phí khám của Chương trình; Nhắc bà mẹ mang theo Sổ theo dõi sức khỏe BM-TE mỗi lần đưa trẻ đi khám).
Lưu ý: Không mời quá 25 trẻ cho mỗi buổi khám; Nên mời trẻ cùng độ tuổi trên địa bàn đến cùng một buổi khám.
- TYT đề nghị UBND xã chỉ đạo chính quyền, đoàn thể xã/thôn phối hợp thực hiện truyền thông đến cộng đồng về mục đích ý nghĩa của khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em
3.2 Chuẩn bị về nhân lực
- Một buổi khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em tại Trạm Y tế xã cần có tối thiểu 06 nhân viên y tế, bao gồm:
+ 01 Bác sĩ (tốt nhất là bác sĩ chuyên khoa Nhi hoặc bác sĩ Đa khoa), trường hợp TYT xã không có bác sĩ, có thể đề nghị Trung tâm y tế (TTYT) huyện cử bác sĩ xuống tăng cường, tham gia khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em (có thể luân chuyển bác sĩ từ TYT xã khác sang tham gia khám). Nếu vẫn không thể bố trí bác sĩ thì có thể phân công 1 y sĩ nhiều kinh nghiệm khám thay cho bác sĩ;
+ 05 nhân viên y tế (điều dưỡng, hộ sinh hoặc nhân viên y tế công cộng)
Lưu ý: Tất cả các nhân viên tham gia khám đều phải được đào tạo về khám sức khỏe định kỳ theo Hướng dẫn này.
Ngoài ra, có thể huy động học sinh tình nguyện của trường đào tạo nhân lực y tế trên địa bàn; Y tế thôn, bản; Cô đỡ thôn, bản… để hỗ trợ công tác truyền thông, đón tiếp, tổ chức, hướng dẫn cha mẹ đưa các cháu vào các bàn khám…
3.3 Chuẩn bị về cơ sở vật chất, trang thiết bị
- Chỗ ngồi chờ:
+ Có khoảng 30 ghế chờ, có mái che. Về mùa hè cần có quạt điện; về mùa đông cần bố trí khu vực chờ trong nhà, nếu ở ngoài sân thì cần có bạt chắn gió;
+ Có nước uống.
+ Có phương tiện truyền thông: Video truyền thông về SKBM-TE và các phương tiện trình chiếu
- Khu vực khám:
Trạm Y tế cần bố trí 5 bàn khám (mỗi bàn bố trí trong 1 phòng; nếu có 1 sảnh rộng (>50m2) thì có thể bố trí 5 khu vực cho 5 bàn khám).
- Trang thiết bị, dụng cụ khám:
+ Bàn, ghế ngồi (có khăn trải bàn)
+ Giường khám trẻ em: 02 cái
+ Dụng cụ khám: Cân trọng lượng; thước đo chiều cao lúc đứng; thước đo chiều cao lúc nằm; ống nghe tim phổi + huyết áp kế trẻ em; nhiệt kế (tốt nhất là nhiệt kế điện tử); bộ khám ngũ quan; gương nha khoa; búa phản xạ.
+ Bộ đồ chơi (để kiểm tra sự phát triển tinh thần, vận động): 02-03 bộ
+ Hồ sơ sức khỏe trẻ em; Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ - trẻ em (phiên bản giấy và/hoặc điện tử)
Yêu cầu cụ thể về nhân lực, diện tích và trang thiết bị của từng phòng/khu vực như sau:
...
Như vậy, công tác chuẩn bị tổ chức một buổi khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi gồm có:
- Lập kế hoạch và thông tin về buổi khám;
- Chuẩn bị về nhân lực;
- Chuẩn bị về cơ sở vật chất, trang thiết bị.
Tổ chức một buổi khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi (Hình từ Internet)
Quy trình thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi như thế nào?
Quy trình thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi được hướng dẫn tại Mục 4 Chương 1 Hướng dẫn về khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi Ban hành kèm theo Quyết định 2796/QĐ-BYT năm 2023 như sau:
Quy trình thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em
4.1 Tại khu vực đón tiếp
Nhân viên y tế (hoặc tình nguyện viên):
- Đón tiếp cha mẹ và trẻ đến khám, phát số thứ tựtheo nguyên tắc ai đến trước phát trước (ưu tiên trẻ ốm, trẻ suy dinh dưỡng nặng được khám trước). Ghi sổ Khám bệnh (sổ 01) hoặc nhập họ tên, tuổi của trẻ vào phần mềm quản lý bệnh nhân (nếu có);
- Sắp xếp chỗ ngồi chờ cho cha mẹ và trẻ;
- Chiếu video truyền thông về CSSKBM-TE; Phát tài liệu truyền thông (nếu có).
4.2 Tại Bàn 1
Nhân viên y tế phụ trách:
- Gọi cha mẹ đưa trẻ vào khám theo số thứ tự
- Lập Hồ sơ sức khỏe của trẻ - nếu chưa có (Hồ sơ giấy hoặc Hồ sơ điện tử.
- Lập Sổ theo dõi sức khỏe BM-TE cho trẻ (nếu chưa có)
- Lập Phiếu khám sức khỏe định kỳ (theo độ tuổi), hỏi thông tin và ghi chép phần hành chính của Phiếu khám.
- Cân trọng lượng, đo chiều cao, vòng đầu cho trẻ;
- Ghi biểu đồ tăng trưởng của trẻ (trong Sổ theo dõi sức khỏe BM-TE)
- Ghi Phiếu khám (các thông số trong phần đánh giá về dinh dưỡng);
- Đưa Sổ và Phiếu khám cho cha mẹ trẻ, hướng dẫn sang Bàn 2 khám tiếp.
4.3 Tại Bàn 2
- Điều dưỡng, hộ sinh hoặc nhân viên y tế công cộng:
+ Đón cha mẹ và trẻ, mời ngồi, kiểm tra thông tin trên Sổ và Phiếu khám
+ Đếm mạch, đo nhiệt độ, huyết áp (nếu cần thiết)
- Bác sĩ, y sĩ:
+ Trực tiếp thăm khám cho trẻ (theo hướng dẫn chuyên môn khám sức khỏe định kỳ cho từng độ tuổi trong Tài liệu này).
+ Tư vấn cho cha mẹ
+ Kết luận;
+ Chuyển trẻ đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (nếu cần thiết)
+ Ghi kết quả khám vào Sổ theo dõi sức khỏe BM-TE và Phiếu khám.
Lưu ý: Có 05 loại Phiếu khám theo các độ tuổi khác nhau:
● Phiếu khám sức khỏe cho trẻ giai đoạn từ 4-6 tháng
● Phiếu khám sức khỏe cho trẻ giai đoạn từ 7-9 tháng
● Phiếu khám sức khỏe cho trẻ giai đoạn từ 10-12 tháng
● Phiếu khám sức khỏe cho trẻ giai đoạn từ 13-18 tháng
● Phiếu khám sức khỏe cho trẻ giai đoạn từ 19-23 tháng
+ Khám sàng lọc trước tiêm chủng (theo lịch tiêm chủng - nếu có), hoàn thiện Bảng kiểm trước tiêm chủng (Thực hiện theo Quyết định số 1575/QĐ-BYT ngày 27 tháng 03 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
+ Chỉ định tiêm chủng: Bs ghi chỉ định vắc xin tiêm chủng (nếu có) vào Bảng kiểm trước tiêm chủng;
4.4 Tại Bàn 3
Điều dưỡng, hộ sinh hoặc nhân viên y tế công cộng:
+ Kiểm tra nhằm đảm bảo thông tin cần thiết đã được ghi chép vào Sổ theo dõi sức khỏe BM-TE và Phiếu khám; Hoàn thiện Hồ sơ sức khỏe (bản giấy và/hoặc bản điện tử);
+ Tư vấn, đảm bảo cha, mẹ đã hiểu đúng các tư vấn của Y/Bác sĩ khám;
+ Chuyển đến Bàn 4 - Tiêm chủng (nếu có chỉ định); Nếu trẻ không có chỉ định tiêm chủng, hướng dẫn chuyển đến bàn 5;
+ Hẹn lịch khám lần sau.
4.5 Tại Bàn 4
Điều dưỡng, hộ sinh hoặc nhân viên y tế công cộng:
- Kiểm tra chỉ định vắc xin tiêm chủng trong Bảng kiểm trước tiêm chủng
- Tiến hành tiêm chủng, theo dõi sau tiêm theo quy định
- Chuyển bà mẹ đến Bàn 5
4.6 Tại Bàn 5
Điều dưỡng, hộ sinh hoặc nhân viên y tế công cộng:
- Xem lại kết quả đánh giá về dinh dưỡng của trẻ trong Phiếu khám; Tư vấn cho cha mẹ về cách nuôi dưỡng trẻ phù hợp với độ tuổi
- Hướng dẫn thực hành nuôi con bằng sữa mẹ và cho trẻ ăn bổ sung cho các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi.
Như vậy, quy trình thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi được hướng dẫn cụ thể trên.
Tổng kết buổi khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi cần làm những gì?
Tổng kết buổi khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi cần thực hiện theo hướng dẫn tại Mục 5 Chương 1 Hướng dẫn về khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi Ban hành kèm theo Quyết định 2796/QĐ-BYT năm 2023 như sau:
Tổng kết buổi khám
- Vệ sinh khu vực khám
- Kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ, sổ ghi chép
- Tổng hợp số liệu, lập báo cáo tổng hợp kết quả buổi khám (Phụ lục 9)
- Họp tổng kết, rút kinh nghiệm buổi khám (có sự tham gia của các nhân viên y tế, tình nguyện viên - nếu có).
Theo quy định trên, tổng kết buổi khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi cần làm những việc sau:
- Vệ sinh khu vực khám
- Kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ, sổ ghi chép
- Tổng hợp số liệu, lập báo cáo tổng hợp kết quả buổi khám (Phụ lục 9)
- Họp tổng kết, rút kinh nghiệm buổi khám (có sự tham gia của các nhân viên y tế, tình nguyện viên - nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?