Quy trình đánh giá xếp loại thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp của các cấp công đoàn theo Hướng dẫn 90?
Quy trình đánh giá xếp loại thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp của các cấp công đoàn theo Hướng dẫn 90?
Căn cứ tại tiết 1.1 tiểu mục 1 mục III Hướng dẫn 90/HD-TLĐ 2023 đánh giá xếp loại chất lượng thương lượng tập thể, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) của các cấp công đoàn quy định:
Quy trình đánh giá xếp loại thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp như sau:
- Bước 1: Công đoàn cơ sở (CĐCS) gửi hồ sơ, tài liệu tới công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
CĐCS gửi hồ sơ, tài liệu liên quan đến TƯLĐTT đã ký kết (Phụ lục 3 kèm theo Hướng dẫn) tới công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
- Bước 2: Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở chấm điểm, đề xuất xếp loại TƯLĐTT của CĐCS.
Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở căn cứ quá trình theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ và hồ sơ, tài liệu của CĐCS gửi để chấm điểm (đánh giá), đề xuất xếp loại TƯLĐTT của CĐCS (Phụ lục 2 kèm theo Hướng dẫn) và gửi hồ sơ, tài liệu liên quan (Phụ lục 3 kèm theo Hướng dẫn) tới Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn (sau đây gọi chung là Công đoàn cấp tỉnh).
Xem và tải Phụ lục 2
Xe, và tải Phụ lục 3
- Bước 3: Công đoàn cấp tỉnh thẩm định và xếp loại TƯLĐTT của CĐCS.
Công đoàn cấp tỉnh thực hiện thẩm định (chấm điểm lại - Phụ lục 2 kèm theo Hướng dẫn) và ban hành quyết định xếp loại TƯLĐTT của CĐCS (Phụ lục 4 kèm theo Hướng dẫn).
Lưu ý: Trường hợp CĐCS trực thuộc Công đoàn cấp tỉnh thì CĐCS gửi hồ sơ, tài liệu về Công đoàn cấp tỉnh. Công đoàn cấp tỉnh chấm điểm (đánh giá) và ban hành quyết định xếp loại TƯLĐTT của CĐCS.
Quy trình đánh giá xếp loại thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp của các cấp công đoàn Hướng dẫn 90? (Hình từ Internet)
Nội dung đánh giá thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp bao gồm những gì?
Căn cứ tại tiết 2.1 tiểu mục 2 mục III Hướng dẫn 90/HD-TLĐ 2023 quy định:
Nội dung, cách thức đánh giá thỏa ước lao động tập thể
...
2.1.2. Nội dung, cách thức chấm điểm
a) Chấm điểm quy trình thương lượng tập thể, ký kết và thực hiện TƯLĐTT
Bám sát quy định của pháp luật, hồ sơ, tài liệu và thực tiễn thực hiện tại CĐCS để chấm điểm. Chấm điểm cao đối với đơn vị làm thực chất, sáng tạo.
b) Nội dung TƯLĐTT
- Nội dung có lợi hơn so với quy định của pháp luật:
+ Các nội dung về tiền lương1 (mục số 5 của Phụ lục 1 kèm theo Hướng dẫn): chấm tối đa 05 điểm/nội dung.
+ Các nội dung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi2 (mục số 6 của Phụ lục 1 kèm theo Hướng dẫn): chấm tối đa 05 điểm/nội dung.
+ Nội dung về bữa ăn ca của NLĐ (mục số 7 của Phụ lục 1 kèm theo Hướng dẫn): nếu giá trị thấp hơn quy định của Tổng Liên đoàn thì chấm tối đa 03 điểm; nếu giá trị đạt theo quy định của Tổng Liên đoàn thì chấm 04 điểm; nếu giá trị cao hơn quy định của Tổng Liên đoàn thì chấm tối đa 05 điểm.
+ Các nội dung khác (mục số 8 của Phụ lục 1 kèm theo Hướng dẫn): chấm tối đa 04 điểm/nội dung.
- Điểm thưởng: căn cứ vào tình hình thực tế, điều kiện hoạt động, đặc điểm của doanh nghiệp, CĐCS; quá trình thương lượng tập thể, ký kết, thực hiện TƯLĐTT; mang lại lợi ích cho số đông NLĐ... để chấm điểm thưởng. Trường hợp TƯLĐTT ký kết có toàn bộ hệ thống thang lương, bảng lương áp dụng tại doanh nghiệp hoặc nội dung TƯLĐTT chỉ bao gồm các điều khoản có lợi hơn quy định pháp luật cho NLĐ thì chấm 05 điểm thưởng.
- Không cho điểm đối với các nội dung quy định chung chung, không cụ thể hóa bằng con số, giá trị cụ thể. Ví dụ: Công ty sẽ thưởng cho người lao động tùy vào tình hình sản xuất kinh doanh hoặc căn cứ vào quy chế lương thưởng của doanh nghiệp; doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương theo quy định...
- Chấm điểm tối đa đối với nội dung đảm bảo đồng thời các điều kiện sau:
+ Áp dụng cho trên 50% tổng số NLĐ của doanh nghiệp;
+ Được thực hiện thường xuyên (hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng);
+ Số lượng, mức, giá trị cao hơn từ 5% trở lên so với quy định của pháp luật hoặc mức đang áp dụng tại doanh nghiệp hoặc TƯLĐTT đã ký kết.
...
Như vậy, nội dung đánh giá thỏa ước lao động tập thể gồm những nội dung sau:
- Nội dung có lợi hơn so với quy định của pháp luật:
+ Các nội dung về tiền lương1 (mục số 5 của Phụ lục 1 kèm theo Hướng dẫn): chấm tối đa 05 điểm/nội dung.
+ Các nội dung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi2 (mục số 6 của Phụ lục 1 kèm theo Hướng dẫn): chấm tối đa 05 điểm/nội dung.
+ Nội dung về bữa ăn ca của NLĐ (mục số 7 của Phụ lục 1 kèm theo Hướng dẫn): nếu giá trị thấp hơn quy định của Tổng Liên đoàn thì chấm tối đa 03 điểm; nếu giá trị đạt theo quy định của Tổng Liên đoàn thì chấm 04 điểm; nếu giá trị cao hơn quy định của Tổng Liên đoàn thì chấm tối đa 05 điểm.
+ Các nội dung khác (mục số 8 của Phụ lục 1 kèm theo Hướng dẫn): chấm tối đa 04 điểm/nội dung.
- Điểm thưởng: căn cứ vào tình hình thực tế, điều kiện hoạt động, đặc điểm của doanh nghiệp, CĐCS; quá trình thương lượng tập thể, ký kết, thực hiện TƯLĐTT; mang lại lợi ích cho số đông NLĐ... để chấm điểm thưởng. Trường hợp TƯLĐTT ký kết có toàn bộ hệ thống thang lương, bảng lương áp dụng tại doanh nghiệp hoặc nội dung TƯLĐTT chỉ bao gồm các điều khoản có lợi hơn quy định pháp luật cho NLĐ thì chấm 05 điểm thưởng.
- Không cho điểm đối với các nội dung quy định chung chung, không cụ thể hóa bằng con số, giá trị cụ thể. Ví dụ: Công ty sẽ thưởng cho người lao động tùy vào tình hình sản xuất kinh doanh hoặc căn cứ vào quy chế lương thưởng của doanh nghiệp; doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương theo quy định...
- Chấm điểm tối đa đối với nội dung đảm bảo đồng thời các điều kiện sau:
+ Áp dụng cho trên 50% tổng số NLĐ của doanh nghiệp;
+ Được thực hiện thường xuyên (hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng);
+ Số lượng, mức, giá trị cao hơn từ 5% trở lên so với quy định của pháp luật hoặc mức đang áp dụng tại doanh nghiệp hoặc TƯLĐTT đã ký kết.
Ví dụ nội dung chấm điểm tối đa: Công ty cung cấp bữa ăn ca miễn phí cho người lao động trị giá 25.000 đồng (tăng 2.000 đồng so với mức đang áp dụng) kể từ ngày 01/8/2023.
Công đoàn có đại diện cho tập thể NLĐ ký kết thỏa ước lao động không?
Căn cứ tại khoản Điều 10 Luật Công đoàn 2012 quy định:
Mục 1. QUYỀN, TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG ĐOÀN
Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động
1. Hướng dẫn, tư vấn cho người lao động về quyền, nghĩa vụ của người lao động khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với đơn vị sử dụng lao động.
2. Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thoả ước lao động tập thể.
3. Tham gia với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện thang, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động.
4. Đối thoại với đơn vị sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.
5. Tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động.
6. Tham gia với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động.
7. Kiến nghị với tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động hoặc của người lao động bị xâm phạm.
8. Đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động bị xâm phạm; đại diện cho người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động bị xâm phạm và được người lao động uỷ quyền.
9. Đại diện cho tập thể người lao động tham gia tố tụng trong vụ án lao động, hành chính, phá sản doanh nghiệp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động và người lao động.
10. Tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này sau khi thống nhất với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Như vậy, Công đoàn có quyền và trách nhiệm đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thoả ước lao động tập thể.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng dự án đầu tư xây dựng nhà ở phải thuyết minh rõ các nội dung nào?
- Trường hợp không yêu cầu chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo Nghị định 175? Mã số chứng chỉ năng lực được dùng để làm gì?
- Căn cứ quy mô, tính chất của dự án đầu tư kinh doanh thì giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
- Thời gian nghỉ lễ có tính vào thời gian nghỉ dưỡng sức trong trường hợp sau sinh người lao động nữ tiếp tục nghỉ dưỡng sức không?
- Mẫu đơn đề nghị cấp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất theo Nghị định 175?