Quỹ Tình thương Việt có những nguồn thu nào? Việc sử dụng Quỹ Tình thương Việt được quy định thế nào?
Quỹ Tình thương Việt có những nguồn thu nào?
Theo Điều 17 Điều lệ Quỹ Tình thương Việt ban hành kèm theo Quyết định 1916/QĐ-BNV năm 2011 quy định về nguồn thu của Quỹ như sau:
Nguồn thu của Quỹ
1. Thu từ đóng góp tự nguyện của các sáng lập viên và tài trợ hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước phù hợp với các quy định của pháp luật.
2. Nguồn vốn đóng góp bổ sung hàng năm vào Quỹ của các sáng lập viên, các tổ chức, cá nhân khác tham gia đóng góp, nguồn vốn huy động đóng góp này sẽ do Hội đồng quản lý Quỹ xây dựng kế hoạch cho hàng năm.
3. Nguồn thu từ các hoạt động cung cấp dịch vụ, hoặc các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
4. Tài trợ từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
5. Thu lãi từ tiền gửi ngân hàng, lãi trái phiếu Chính phủ.
6. Các khoản thu hợp pháp khác (nếu có).
Các nguồn thu trên không được phân chia cho các sáng lập viên thành lập Quỹ, các nguồn thu, lợi nhuận có được trong quá trình hoạt động của Quỹ được dành cho các hoạt động của Quỹ và các nội dung khác theo Điều lệ Quỹ đã được công nhận.
Theo đó, Quỹ Tình thương Việt có những nguồn thu được quy định tại Điều 17 nêu trên.
Trong đó có nguồn thu từ các hoạt động cung cấp dịch vụ, hoặc các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
Quỹ Tình thương Việt (Hình từ Internet)
Việc sử dụng Quỹ Tình thương Việt được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 18 Điều lệ Quỹ Tình thương Việt ban hành kèm theo Quyết định 1916/QĐ-BNV năm 2011 quy định về sử dụng Quỹ như sau:
Sử dụng Quỹ
1. Chi tài trợ, bao gồm:
a) Tài trợ cho các hoạt động nhằm hỗ trợ vật chất, tài chính trong các lĩnh vực giáo dục, y tế và tài trợ cho các chương trình, dự án nhằm mục đích nhân đạo, từ thiện khác vì sự phát triển cộng đồng theo Điều lệ Quỹ;
b) Tài trợ theo sự ủy nhiệm của cá nhân, tổ chức và thực hiện các dự án tài trợ có địa chỉ theo quy định của pháp luật;
c) Tài trợ cho các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động phù hợp với tôn chỉ mục đích của Quỹ; chi thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước giao (nếu có).
2. Chi thực hiện các dịch vụ công, đề tài nghiên cứu khoa học, các chương trình mục tiêu, đề án do Nhà nước đặt hàng.
3. Chi cho hoạt động quản lý Quỹ gồm:
a) Chi lương, phụ cấp, trợ cấp (nếu có) cho bộ máy quản lý Quỹ;
b) Chi thuê văn phòng làm trụ sở làm việc;
c) Chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định phục vụ hoạt động của Quỹ;
d) Chi vật tư văn phòng;
...
Theo đó, Quỹ Tình thương Việt được sử dụng cho những khoản chi được quy định tại Điều 18 nêu trên.
Trong đó có khoản chi tài trợ cho các hoạt động nhằm hỗ trợ vật chất, tài chính trong các lĩnh vực giáo dục, y tế và tài trợ cho các chương trình, dự án nhằm mục đích nhân đạo, từ thiện khác vì sự phát triển cộng đồng theo Điều lệ Quỹ.
Việc quản lý tài chính của Quỹ Tình thương Việt được thực hiện thế nào?
Theo quy định tại Điều 19 Điều lệ Quỹ Tình thương Việt ban hành kèm theo Quyết định 1916/QĐ-BNV năm 2011 về quản lý tài chính, tài sản của Quỹ như sau:
Quản lý tài chính, tài sản của Quỹ
1. Quỹ phải tổ chức và thực hiện công tác kế toán, thống kê theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê, chấp hành các chế độ, quy định về hóa đơn chứng từ kế toán.
2. Mở sổ ghi đầy đủ danh sách, số tiền, hiện vật mà các tổ chức, cá nhân đóng góp, tài trợ cho Quỹ cũng như được nhận tài trợ của Quỹ.
3. Lập và gửi đầy đủ, đúng thời hạn các báo cáo tài chính theo định kỳ và quyết toán hàng năm của Quỹ theo quy định cho cơ quan cho phép thành lập Quỹ và cơ quan quản lý nhà nước về tài chính cùng cấp.
4. Chịu sự thanh tra, kiểm tra về việc thu, quản lý và sử dụng Quỹ của cơ quan tài chính có trách nhiệm quản lý Quỹ. Cung cấp các thông tin cần thiết cho các cơ quan quản lý của Nhà nước khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
5. Ban Kiểm soát Quỹ có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động của Quỹ và báo cáo Hội đồng quản lý Quỹ tình hình tài chính của Quỹ.
...
Như vậy, việc quản lý tài chính của Quỹ Tình thương Việt được thực hiện theo quy định tại Điều 19 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?