Quy tắc ứng xử chung đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân cần tuân thủ thực hiện những gì?
Nguyên tắc ứng xử của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân được quy định như thế nào?
Nguyên tắc ứng xử của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân (Hình từ Internet)
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 27/2017/TT-BCA quy định nguyên tắc ứng xử như sau:
"Điều 3. Nguyên tắc ứng xử
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và điều lệnh Công an nhân dân.
2. Tôn trọng, bảo vệ quyền, lợi ích của nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
3. Phù hợp với đạo đức, văn hóa, thuần phong, mỹ tục của dân tộc và truyền thống Công an nhân dân.
4. Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân trong khi thi hành nhiệm vụ phải chấp hành nghiêm túc quy trình công tác, quy tắc ứng xử và quy tắc đạo đức nghề nghiệp có liên quan."
Quy tắc ứng xử chung đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân cần tuân thủ thực hiện những gì?
Về quy tắc ứng xử chung được quy định tại Điều 4 Thông tư 27/2017/TT-BCA, cụ thể như sau:
- Nói và làm theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân, 5 lời thề danh dự, 10 điều kỷ luật và điều lệnh Công an nhân dân.
- Tôn trọng, tận tụy phục vụ Nhân dân; thường xuyên liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.
- Rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống trong sáng, lành mạnh; trung thực, thẳng thắn, cần, kiệm, liêm, chính.
- Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong công tác; thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật nghiệp vụ, quy chế làm việc, quy trình công tác.
- Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; chủ động, sáng tạo, phối hợp trong công tác nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Không được lợi dụng danh nghĩa cơ quan, đơn vị hoặc chức trách, nhiệm vụ được giao để vụ lợi hoặc nhằm mục đích cá nhân; bao che, tạo điều kiện cho tổ chức hoặc cá nhân thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
- Không được nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình; không được lợi dụng việc tặng quà, nhận quà để hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác vì vụ lợi.
- Không được sử dụng trái phép các thông tin, tài liệu của đơn vị; che dấu, bưng bít, làm sai lệch nội dung phản ánh của cơ quan, tổ chức và công dân về những việc liên quan đến chức năng, nhiệm vụ do mình được giao thực hiện.
- Không được từ chối tiếp nhận, giải quyết hoặc cố tình trì hoãn, kéo dài thời gian giải quyết các yêu cầu hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân theo chức trách, nhiệm vụ.
- Không được trốn tránh, đùn đẩy trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ được giao mà gây ra hậu quả làm ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị mình hoặc cơ quan, tổ chức khác hoặc ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp, danh dự, nhân phẩm của công dân.
Theo đó, trên đây là 10 quy tắc ứng xử chung dành cho cán bộ, chiến sĩ Công nhân dân cần tuâng thủ thực hiện theo đúng với quy định pháp luật.
Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân thực hiện việc ứng xử trong nội bộ ra sao?
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 27/2017/TT-BCA quy định thì:
* Ứng xử với cấp trên
- Phục tùng sự chỉ đạo, chỉ thị, mệnh lệnh và nhiệm vụ cấp trên giao; tôn trọng, tin tưởng cấp trên
- Báo cáo trung thực, kịp thời, đầy đủ với cấp trên về tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao
- Chủ động đề xuất, kiến nghị, đóng góp ý kiến với cấp trên về biện pháp công tác, quản lý, điều hành đơn vị; lắng nghe, tiếp thu ý kiến của cấp trên.
* Ứng xử với cấp dưới
- Tôn trọng, gần gũi, giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm, lắng nghe, xem xét giải quyết tâm tư, nguyện vọng và những đề nghị chính đáng của cấp dưới
- Gương mẫu trong công tác, học tập, tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, phong cách và chuẩn mực đạo đức Công an nhân dân để cấp dưới học tập, noi theo; không có thái độ, hành vi cửa quyền, hách dịch, quan liêu, trù dập, quát nạt, xúc phạm, hạ uy tín cấp dưới
- Dân chủ, khách quan, công tâm trong nhận xét, đánh giá, phân loại cán bộ; phân công nhiệm vụ cho cấp dưới rõ ràng, đúng người, đúng việc
- Không bao che vi phạm của cấp dưới; bảo vệ danh dự của cấp dưới khi bị phản ánh, khiếu nại, tố cáo không đúng sự thật
- Tin tưởng, khuyến khích, phát huy năng lực, sở trường công tác; tạo điều kiện cho cấp dưới học tập, nâng cao trình độ lý luận chính trị, pháp luật, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp và văn hóa ứng xử.
* Ứng xử cùng cấp
- Tôn trọng tính cách, đời sống riêng tư; bảo vệ uy tín, danh dự của đồng chí, đồng đội
- Đoàn kết, thân ái giúp đỡ, hợp tác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; cầu thị, học hỏi, tiếp thu ý kiến đúng đắn của đồng chí, đồng đội; có thái độ tích cực đối với sự phát triển, tiến bộ của đồng chí, đồng đội
- Tự phê bình và phê bình khách quan, chân thành, thẳng thắn, mang tính xây dựng; không được có lời nói, hành động gây mất đoàn kết nội bộ, vu khống, nói không đúng sự thật, hạ uy tín, trả thù cá nhân.
Từ quy định trên thì cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân thực hiện việc ứng xử trong nội bộ bao gồm ứng xử với cấp trên, cấp dưới và cùng cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?
- Thế nào là biện pháp chơi chữ? Nhận biết và phân tích được tác dụng của biện pháp chơi chữ là yêu cầu mà học sinh lớp 9 cần đạt?
- Giáo viên tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có được tham gia vào các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ không?
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?