Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là gì? Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là gì?
Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa được giải thích tại Điều 20 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 như sau:
Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
1. Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, do Thủ tướng Chính phủ thành lập, thực hiện các chức năng sau đây:
a) Cho vay, tài trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị;
b) Tiếp nhận và quản lý nguồn vốn vay, tài trợ, viện trợ, đóng góp, ủy thác của các tổ chức, cá nhân để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, do Thủ tướng Chính phủ thành lập, thực hiện các chức năng sau đây:
- Cho vay, tài trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị;
- Tiếp nhận và quản lý nguồn vốn vay, tài trợ, viện trợ, đóng góp, ủy thác của các tổ chức, cá nhân để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là gì? Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhiệm vụ và quyền hạn gì? (hình từ internet)
Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 39/2019/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyện hạn của Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, cụ thể bao gồm những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
* Nhiệm vụ của Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Nghị định này;
- Tiếp nhận, quản lý và sử dụng vốn đúng quy định;
- Thực hiện chế độ báo cáo, kế toán theo quy định tại Nghị định này và quy định pháp luật có liên quan;
- Chịu sự thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
- Mua bảo hiểm tài sản và các loại bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật để bảo đảm an toàn cho Quỹ;
- Cung cấp số liệu, công bố công khai về quy chế hoạt động, cơ chế tài chính, kết quả hoạt động của Quỹ và báo cáo tài chính hàng năm đã được kiểm toán theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan.
* Quyền hạn của Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Tổ chức và hoạt động theo đúng nguyên tắc và mục tiêu hoạt động của Quỹ;
- Được tuyển chọn, bố trí, sử dụng, đào tạo lao động và sử dụng lao động theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan;
- Kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất việc sử dụng nguồn vốn của Quỹ; thu hồi vốn hỗ trợ đối với tổ chức vi phạm các điều kiện, cam kết đã ký với Quỹ;
- Được thuê các tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học để hỗ trợ hoạt động của Quỹ;
- Được thực hiện hoặc sử dụng dịch vụ tư vấn, đánh giá năng lực quản trị, tài chính, công nghệ, xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa;
- Được yêu cầu doanh nghiệp trả chi phí khi tham gia các hoạt động hỗ trợ của Quỹ;
- Được tổ chức hội thảo, truyền thông, đào tạo, tư vấn, xúc tiến đầu tư, thương mại, cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu, hỗ trợ nghiên cứu và phát triển, đầu tư, thành lập cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung và các hoạt động hỗ trợ khác theo quy định tại Nghị định này phù hợp quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Bộ máy giúp việc của Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 39/2019/NĐ-CP quy định về bộ máy giúp việc của Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm các Phó Giám đốc và các đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ, các chi nhánh, văn phòng đại diện, cụ thể như sau:
(1) Phó Giám đốc
- Phó Giám đốc giúp Giám đốc thực hiện các nhiệm vụ theo phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công, ủy quyền. Phó Giám đốc do Hội đồng thành viên quyết định bổ nhiệm hoặc thuê theo phương án nhân sự, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật trên cơ sở đề nghị của Giám đốc. Phó Giám đốc được bổ nhiệm làm việc theo nhiệm kì 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại;
- Số lượng Phó Giám đốc không quá 03 người;
- Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm Phó Giám đốc theo quy định tại điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 5 Điều 7 Nghị định này;
(2) Các đơn vị nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc cho Hội đồng thành viên, Giám đốc quản lý, điều hành Quỹ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?