Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia gồm những nội dung chính nào? Thủ tục lập Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia được thực hiện thế nào?
Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia gồm những nội dung chính nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 43/2013/TT-BCT quy định về nội dung Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia như sau:
Nội dung Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia
Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia bao gồm những nội dung chính sau:
1. Hiện trạng hệ thống điện quốc gia và đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn trước.
2. Hiện trạng và dự báo phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn quy hoạch.
3. Thông số đầu vào cho lập quy hoạch và các tiêu chí cho giai đoạn quy hoạch.
4. Dự báo nhu cầu điện theo tỉnh, vùng miền và toàn quốc cho giai đoạn quy hoạch.
5. Đánh giá các nguồn năng lượng sơ cấp, khả năng khai thác, khả năng xuất nhập khẩu năng lượng; đánh giá khả năng trao đổi điện giữa các vùng, miền; dự báo giá nhiên liệu cho sản xuất điện.
6. Chương trình phát triển nguồn điện lớn.
7. Chương trình phát triển hệ thống điện truyền tải từ cấp điện áp 220kV trở lên.
8. Chương trình liên kết lưới điện với các nước trong khu vực.
9. Định hướng và tiêu chí phát triển lưới điện phân phối (110kV, trung và hạ áp).
10. Định hướng và tiêu chí phát triển điện nông thôn.
11. Định hướng phát triển năng lượng mới và năng lượng tái tạo.
...
Theo đó, quy hoạch phát triển điện lực quốc gia gồm những nội dung chính được quy định tại Điều 5 nêu trên.
Trong đó có nội dung về hiện trạng hệ thống điện quốc gia và đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn trước.
Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia gồm những nội dung chính nào? Thủ tục lập Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia được thực hiện thế nào? (Hình từ Internet)
Dự toán cho lập Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia được thực hiện trong thời hạn nào?
Theo Điều 6 Thông tư 43/2013/TT-BCT quy định về trình tự, thủ tục lập và phê duyệt đề cương, dự toán cho lập Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia như sau:
Trình tự, thủ tục lập và phê duyệt đề cương, dự toán cho lập Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia
1. Chậm nhất mười hai (12) tháng trước khi kết thúc chu kỳ quy hoạch giai đoạn trước, Tổng cục Năng lượng tổ chức lập và trình Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt đề cương dự toán lập quy hoạch cho giai đoạn tiếp theo.
2. Trên cơ sở đề cương, dự toán được duyệt, Vụ Kế hoạch chủ trì phối hợp với Vụ Tài chính đăng ký vốn ngân sách nhà nước cho lập Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.
3. Chi phí cho lập, thẩm định và công bố Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia được xác định theo định mức và đơn giá do Bộ Tài chính, Bộ Công Thương quy định.
Theo đó, việc lập dự toán Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia được thực hiện chậm nhất mười hai (12) tháng trước khi kết thúc chu kỳ quy hoạch giai đoạn trước.
Thủ tục lập Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia được thực hiện thế nào?
Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 43/2013/TT-BCT về trình tự, thủ tục lập Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia như sau:
Trình tự, thủ tục lập Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia
1. Trên cơ sở kế hoạch vốn dược duyệt cho lập Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, Tổng cục Năng lượng tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn lập quy hoạch trình Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt.
2. Đơn vị tư vấn tiến hành lập Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia theo đề cương quy hoạch được duyệt và thời hạn được giao. Nội dung chi tiết Đề án Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia được quy định tại Điều 5 của Thông tư này.
...
4. Sau khi hoàn thành dự thảo Đề án quy hoạch, đơn vị tư vấn lập quy hoạch chịu trách nhiệm gửi dự thảo Đề án quy hoạch cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (VINACOMIN), các Tổng công ty Điện lực miền (PCs) và Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (NPT) để có ý kiến chính thức và hoàn thiện đề án trước khi gửi Tổng cục Năng lượng thẩm định, báo cáo Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Như vậy, thủ tục lập Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia được thực hiện theo quy định tại Điều 7 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?