Quy hoạch hạ tầng phòng cháy và chữa cháy thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được lập dựa trên quan điểm nào?

Tôi có một câu hỏi như sau: Quy hoạch hạ tầng phòng cháy và chữa cháy thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được lập dựa trên quan điểm nào? Tôi mong mình nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của chị Thùy Dung ở Đồng Nai.

Quy hoạch hạ tầng phòng cháy và chữa cháy thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được lập dựa trên quan điểm nào?

Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 1 Quyết định 2231/QĐ-TTg năm 2020 về quan điểm lập quy hoạch như sau:

Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch hạ tầng phòng cháy và chữa cháy thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với các nội dung chủ yếu sau đây:
...
2. Quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc lập quy hoạch
a) Quan điểm lập quy hoạch
- Cụ thể hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phát triển phòng cháy và chữa cháy; phù hợp với quy định của pháp luật về quy hoạch; pháp luật về phòng cháy và chữa cháy và pháp luật khác có liên quan;
- Phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, của vùng và địa phương; đồng bộ, thống nhất với các quy hoạch ngành và lĩnh vực; phù hợp với nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật;
- Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của toàn dân và toàn xã hội, sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân; bảo đảm hài hòa lợi ích của quốc gia, các vùng, ngành, lĩnh vực, địa phương và lợi ích của người dân, trong đó lợi ích quốc gia là cao nhất; phát huy tối đa nguồn lực hiện có; đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác phòng cháy và chữa cháy;
- Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại trong quá trình lập quy hoạch phù hợp với điều kiện thực tế của quốc gia và tiến tới đạt tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới; chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế;
- Đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong thời kỳ 2021 - 2025; 2026 - 2030 và tạo nền tảng cho các thời kỳ tiếp theo;
- Sử dụng hợp lý đất đai, tài nguyên; bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; củng cố quốc phòng - an ninh, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
...

Theo đó, Quy hoạch hạ tầng phòng cháy và chữa cháy thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được lập dựa trên những quan điểm được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 1 nêu trên.

Phòng cháy và chữa cháy

Phòng cháy và chữa cháy (Hình từ Internet)

Mục tiêu lập Quy hoạch hạ tầng phòng cháy và chữa cháy thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?

Theo điểm b khoản 2 Điều 1 Quyết định 2231/QĐ-TTg năm 2020 thì việc lập Quy hoạch hạ tầng phòng cháy và chữa cháy thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải đảm bảo những mục tiêu sau:

- Cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia trong lĩnh vực hạ tầng phòng cháy và chữa cháy trên cơ sở kết nối đồng bộ hệ thống hạ tầng, gắn với khai thác có hiệu quả các nguồn lực và tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, phát triển các vùng, các ngành, lĩnh vực và các địa phương;

- Xây dựng phương án quy hoạch phát triển hạ tầng phòng cháy và chữa cháy theo từng thời kỳ, đáp ứng yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, kiềm chế sự gia tăng về số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra; bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tổ chức và cá nhân, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh và trật tự an toàn xã hội;

- Là công cụ quản lý của nhà nước trong việc điều hành phát triển hạ tầng phòng cháy và chữa cháy; là cơ sở để xây dựng, triển khai các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển hạ tầng phòng cháy và chữa cháy cấp vùng, ngành, lĩnh vực và địa phương (cấp tỉnh) theo từng giai đoạn.

Quy hoạch hạ tầng phòng cháy và chữa cháy thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được lập theo nguyên tắc nào?

Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 1 Quyết định 2231/QĐ-TTg năm 2020 quy định về nguyên tắc lập quy hoạch như sau:

Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch hạ tầng phòng cháy và chữa cháy thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với các nội dung chủ yếu sau đây:
...
2. Quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc lập quy hoạch
...
c) Nguyên tắc lập quy hoạch
- Tuân thủ Luật Quy hoạch, Luật Phòng cháy và chữa cháy và các quy định khác của pháp luật có liên quan; đảm bảo tính liên tục, kế thừa, ổn định, thứ bậc trong hệ thống quy hoạch quốc gia;
- Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa quy hoạch hạ tầng phòng cháy và chữa cháy với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Quốc gia; giữa quy hoạch hạ tầng phòng cháy và chữa cháy với các quy hoạch ngành, lĩnh vực và địa phương; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu;
- Bảo đảm tính khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; bảo đảm tính ổn định, khách quan, công khai và minh bạch; phù hợp với quy chuẩn, tương thích với tiêu chuẩn kỹ thuật trong phòng cháy và chữa cháy.
...

Như vậy, Quy hoạch hạ tầng phòng cháy và chữa cháy thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được lập theo những nguyên tắc được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 1 nêu trên.

Phòng cháy và chữa cháy
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Yêu cầu phòng cháy với hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng theo tiêu chuẩn hiện hành ra sao?
Pháp luật
Tự nguyện tham gia cứu người khi có sự cố cháy nổ xảy ra thì có được Nhà nước khen thưởng hay không?
Pháp luật
Lực lượng phòng cháy và chữa cháy có thực hiện cứu hộ cứu nạn khi có sự cố tai nạn sạt lở đất không?
Pháp luật
Khi phụ trách công tác thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh có nhiệm vụ gì?
Pháp luật
Mẫu văn bản đề nghị kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Pháp luật
Mẫu PC13 Quyết định tạm đình chỉ hoạt động mới nhất 2024 đối với cơ sở không đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy thế nào?
Pháp luật
Người lao động làm việc tại cơ sở lưu trú khách sạn thì có cần phải huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy?
Pháp luật
Thủ tục kiểm tra phòng cháy và chữa cháy tại Nghị định 136/2020/NĐ-CP được sửa đổi theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP ra sao?
Pháp luật
Người vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy dẫn đến hậu quả làm chết 3 người sẽ bị truy cứu bao nhiêu năm tù?
Pháp luật
Người phát hiện cháy không báo cháy với chính quyền địa phương nơi xảy ra cháy có vi phạm pháp luật không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng cháy và chữa cháy
656 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng cháy và chữa cháy
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào