Quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động hoạt động dựa theo nguyên tắc nào? Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu lao động hình thành từ nguồn nào?
Quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động hoạt động dựa theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 2 Quy chế tài chính về quản lý và sử dụng quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động ban hành kèm theo Quyết định 26/2005/QĐ-BTC có quy định về nguyên tắc hoạt động của Quỹ như sau:
Nguyên tắc hoạt động của Quỹ
1. Quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, được miễn nộp thuế, hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước Trung ương.
2. Quỹ thực hiện công khai tình hình huy động, quản lý và sử dụng vốn theo quy định tại Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân.
3. Quỹ chịu sự quản lý nhà nước về tài chính của Bộ Tài chính; chấp hành các quy định hiện hành của Nhà nước về thanh tra, kiểm tra tài chính và kiểm toán.
4. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có trách nhiệm quản lý, sử dụng Quỹ theo quy định tại Quy chế này.
Như vậy, Quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động hoạt động dựa theo nguyên tắc sau:
- Hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, được miễn nộp thuế, hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước Trung ương;
- Quỹ thực hiện công khai tình hình huy động, quản lý và sử dụng vốn theo quy định;
- Quỹ chịu sự quản lý nhà nước về tài chính của Bộ Tài chính; chấp hành các quy định hiện hành của Nhà nước về thanh tra, kiểm tra tài chính và kiểm toán;
- Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có trách nhiệm quản lý, sử dụng Quỹ theo quy định tại Quy chế này.
Tải về mẫu hợp đồng xuất khẩu lao động mới nhất 2023: Tại Đây
Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu lao động (Hình từ Internet)
Nguồn hình thành Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu lao động từ những nguồn nào?
Căn cứ tại Điều 3 Quy chế tài chính về quản lý và sử dụng quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động ban hành kèm theo Quyết định 26/2005/QĐ-BTC có quy định như sau:
Nguồn hình thành Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu lao động
1. Ngân sách nhà nước cấp ban đầu là 15 tỷ đồng (trong đó bao gồm 3,5 tỷ đồng từ nguồn kinh phí chi trả đền bù Iraq do tiết kiệm và ngân sách cấp trực tiếp 11,5 tỷ đồng);
2. Kinh phí nhà nước cấp bổ sung hàng năm theo dự toán được cấp có thẩm quyển quyết định.
3. Đóng góp 1% từ doanh thu phí dịch vụ của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định số 81/2003/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ và Mục VII, Phần B tại Thông tư Liên tịch số 107/2003/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 07/11/2003 của Liên Bộ Tài chính – Lao động Thương binh và Xã hội.
4. Thu lãi từ tài khoản tiền gửi, các khoản thu hợp pháp khác (tiền tài trợ của các tổ chức, cá nhân, tiền đặt cọc còn lại của người lao động vi phạm hợp đồng sau khi thanh lý phải nộp ngân sách nhà nước).
5. Ngân sách cấp bổ sung trong các trường hợp đặc biệt theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
6. Số dư Quỹ năm trước được chuyển sang năm sau sử dụng.
Theo quy định trên thì Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu lao động hình thành từ nguồn:
- Ngân sách nhà nước;
- Kinh phí nhà nước cấp bổ sung hàng năm theo dự toán được cấp có thẩm quyển quyết định;
- Đóng góp 1% từ doanh thu phí dịch vụ của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động;
- Thu lãi từ tài khoản tiền gửi, các khoản thu hợp pháp khác;
- Ngân sách cấp bổ sung trong các trường hợp đặc biệt theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
- Số dư Quỹ năm trước được chuyển sang năm sau sử dụng.
Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu lao động hỗ trợ cho các doanh nghiệp để khai thác phát triển thị trường bao nhiêu phần trăm?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Quy chế tài chính về quản lý và sử dụng quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động ban hành kèm theo Quyết định 26/2005/QĐ-BTC có quy định về Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu lao động được sử dụng như sau:
Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu lao động được sử dụng để:
1. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp khoảng 10 - 35% chi phí thực tế cho khai thác, phát triển thị trường, cụ thể:
- Mở thị trường lao động mới: hỗ trợ cho các doanh nghiệp tối đa không quá 35% chi phí thực tế để chi phí cho hoạt động thăm dò, vận động đối tác, khảo sát và tìm hiểu các điều kiện, quy định của thị trường lao động mới, tránh những rủi ro sau này.
- Khai thác, tăng thêm thị phần ở các thị trường đã có: hỗ trợ doanh nghiệp tối đa không quá 10% chi phí thực tế để góp phần quản lý tốt số lao động hiện có, góp phần ổn định và mở rộng thị phần.
Ban điều hành Quỹ có trách nhiệm hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch và lập dự toán chi hỗ trợ; tổng hợp danh mục các thị trường; số kinh phí hỗ trợ từ Quỹ cho từng doanh nghiệp trình Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quyết định.
…
Như vậy, Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu lao động hỗ trợ cho các doanh nghiệp để khai thác phát triển thị trường khoảng 10 - 35% chi phí thực tế cho khai thác, phát triển thị trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?