Quỹ hỗ trợ nông dân có cho vay vốn đối với hội viên Hội nông dân Việt Nam để xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất kinh doanh không?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân sẽ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi nguồn vốn của chủ sở hữu của Quỹ đúng không?
- Quỹ hỗ trợ nông dân có cho vay vốn đối với hội viên Hội nông dân Việt Nam để xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất kinh doanh không?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân có phải chịu sự thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền không?
Quỹ Hỗ trợ nông dân sẽ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi nguồn vốn của chủ sở hữu của Quỹ đúng không?
Quỹ Hỗ trợ nông dân sẽ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi nguồn vốn của chủ sở hữu được quy định tại Điều 4 Nghị định 37/2023/NĐ-CP như sau
Nguyên tắc, mục tiêu, phạm vi hoạt động và chức năng, nhiệm vụ của Quỹ Hỗ trợ nông dân
1. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân:
a) Tự chủ về tài chính, không vì mục tiêu lợi nhuận, công khai, minh bạch, bảo toàn và phát triển vốn;
b) Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi nguồn vốn chủ sở hữu của Quỹ Hỗ trợ nông dân;
c) Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.
2. Mục tiêu hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân:
a) Hỗ trợ hội viên Hội Nông dân Việt Nam xây dựng, nhân rộng mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nông dân;
b) Tạo nguồn lực, điều kiện, công cụ để đoàn kết, tập hợp nông dân vào tổ chức hội, góp phần xây dựng hội và phong trào nông dân.
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật về nguyên tắc hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân thì chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi nguồn vốn góp của chủ sở hữu của Quỹ Hỗ trợ nông dân.
Quỹ hỗ trợ nông dân có cho vay vốn đối với hội viên Hội nông dân Việt Nam để xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất kinh doanh không? (Hình từ internet)
Quỹ hỗ trợ nông dân có cho vay vốn đối với hội viên Hội nông dân Việt Nam để xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất kinh doanh không?
Quỹ hỗ trợ nông dân có cho vay vốn đối với hội viên Hội nông dân Việt Nam để xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất kinh doanh được quy định tại Điều 4 Nghị định 37/2023/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc, mục tiêu, phạm vi hoạt động và chức năng, nhiệm vụ của Quỹ Hỗ trợ nông dân
...
4. Chức năng, nhiệm vụ của Quỹ Hỗ trợ nông dân:
a) Tiếp nhận và quản lý nguồn vốn điều lệ được cấp từ ngân sách nhà nước theo quy định tại Nghị định này và pháp luật liên quan;
b) Vận động các nguồn ủng hộ, tài trợ, viện trợ không hoàn lại cho hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân;
c) Cho vay vốn đối với hội viên Hội Nông dân Việt Nam để xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh;
d) Nhận ủy thác cho vay của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
đ) Ủy thác cho Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp dưới thực hiện nhiệm vụ cho vay theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan;
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ của Quỹ hỗ trợ nông dân có bao gồm việc Quỹ cho vay vốn đối với hội viên Hội Nông dân Việt Nam để hội viên có thể xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh.
Quỹ Hỗ trợ nông dân có phải chịu sự thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền không?
Quỹ Hỗ trợ nông dân có phải chịu sự thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền được quy định tại Điều 5 Nghị định 37/2023/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm và quyền hạn của Quỹ Hỗ trợ nông dân
1. Trách nhiệm của Quỹ Hỗ trợ nông dân:
a) Tuân thủ quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân;
b) Thực hiện các quy định về lập, chấp hành, quyết toán, kiểm toán ngân sách nhà nước đối với phần vốn ngân sách nhà nước tại Quỹ Hỗ trợ nông dân;
c) Chịu sự thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; cung cấp số liệu, công bố công khai về tình hình tài chính theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
2. Quyền hạn của Quỹ Hỗ trợ nông dân:
a) Tổ chức hoạt động phù hợp với mục tiêu, phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân;
b) Được lựa chọn các phương án vay vốn đáp ứng đủ điều kiện để cho vay theo quy định tại Nghị định này;
c) Được tuyển chọn, bố trí, đào tạo và sử dụng lao động theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân và các quy định của pháp luật có liên quan;
d) Được từ chối yêu cầu cung cấp thông tin hoặc sử dụng nguồn lực của Quỹ Hỗ trợ nông dân nếu yêu cầu đó trái với quy định của pháp luật và trái với Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân;
đ) Được liên hệ, phối hợp với các cơ quan chức năng, các đơn vị, cá nhân có liên quan để vận động nguồn vốn hợp pháp tài trợ cho hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về trách nhiệm của Quỹ Hỗ trợ nông dân thì Quỹ phải chịu sự thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?