Quỹ dự phòng nghiệp vụ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được hình thành từ các nguồn nào theo quy định?
Quỹ dự phòng nghiệp vụ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được hình thành từ các nguồn nào?
Quỹ dự phòng nghiệp vụ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 312/2016/TT-BTC (được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 20/2020/TT-BTC) như sau:
Vốn hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
...
2. Quỹ dự phòng nghiệp vụ được hình thành từ các nguồn sau:
a) Tiền thu phí bảo hiểm tiền gửi hàng năm;
b) Thu nhập từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi sau khi trích một phần để trang trải chi phí hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư này;
c) Các khoản tiền bảo hiểm không có người nhận theo quy định tại khoản 6 Điều 26 Luật Bảo hiểm tiền gửi;
d) Số tiền còn lại (nếu có) từ việc thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này;
đ) Chênh lệch thu chi tài chính còn lại hàng năm sau khi trích lập quỹ đầu tư phát triển và quỹ khen thưởng, phúc lợi theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 21 Thông tư này (nếu có).
e) Thu nhập từ các khoản cho vay đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam theo dõi chi tiết riêng khoản thu nhập này trong quỹ dự phòng nghiệp vụ.
3. Quỹ đầu tư phát triển.
4. Vốn khác theo quy định của pháp luật, bao gồm:
a) Vốn tiếp nhận hỗ trợ theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi và các văn bản pháp luật liên quan;
b) Vốn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (nếu có);
c) Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản (nếu có);
d) Chênh lệch thu chi chưa phân bổ cho các quỹ (nếu có);
đ) Vốn hợp pháp khác.
Như vậy, theo quy định, quỹ dự phòng nghiệp vụ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được hình thành từ các nguồn sau đây:
(1) Tiền thu phí bảo hiểm tiền gửi hàng năm;
(2) Thu nhập từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi sau khi trích một phần để trang trải chi phí hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;
(3) Các khoản tiền bảo hiểm không có người nhận theo quy định tại khoản 6 Điều 26 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012;
(4) Số tiền còn lại (nếu có) từ việc thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi;
(5) Chênh lệch thu chi tài chính còn lại hàng năm sau khi trích lập quỹ đầu tư phát triển và quỹ khen thưởng, phúc lợi;
(6) Thu nhập từ các khoản cho vay đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
Quỹ dự phòng nghiệp vụ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được hình thành từ các nguồn nào? (Hình từ Internet)
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được sử dụng vốn hoạt động vào những mục đích nào?
Việc sử dụng vốn hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư 312/2016/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 20/2020/TT-BTC) như sau:
Nguyên tắc sử dụng vốn
...
3. Việc đầu tư, mua sắm tài sản cố định, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được mua sắm, đầu tư vào tài sản cố định phục vụ hoạt động của mình theo nguyên tắc giá trị còn lại của tài sản cố định không vượt quá 30% giá trị vốn điều lệ và quỹ đầu tư phát triển hạch toán trên sổ sách kế toán. Việc đầu tư và mua sắm tài sản cố định phải tuân thủ các quy định của Nhà nước, đảm bảo thực hành tiết kiệm chống lãng phí và trong phạm vi kế hoạch năm được Hội đồng quản trị phê duyệt.
4. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được sử dụng vốn hoạt động để mua trái phiếu Chính phủ, mua trái phiếu dài hạn của tổ chức tín dụng hỗ trợ theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và gửi tiền tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
5. Quỹ dự phòng nghiệp vụ được sử dụng để:
a) Chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. Trong trường hợp quỹ dự phòng nghiệp vụ không đủ để trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được:
- Tiếp nhận hỗ trợ hoặc vay của tổ chức tín dụng theo quy định của Luật bảo hiểm tiền gửi và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
- Bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu dài hạn của tổ chức tín dụng hỗ trợ, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Phần chênh lệch giữa giá bán và giá vốn (chênh lệch dương hoặc chênh lệch âm sau khi đã được xử lý từ khoản dự phòng rủi ro theo quy định) của trái phiếu Chính phủ, trái phiếu dài hạn của tổ chức tín dụng hỗ trợ, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được hạch toán vào quỹ dự phòng nghiệp vụ.
...
Như vậy, theo quy định, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được sử dụng vốn hoạt động vào các mục đích sau đây:
(1) Mua trái phiếu Chính phủ;
(2) Mua trái phiếu dài hạn của tổ chức tín dụng hỗ trợ theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
(3) Mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
(4) Gửi tiền tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Nguồn thu của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có được miễn nộp các loại thuế không?
Nguồn thu của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 312/2016/TT-BTC như sau:
Nguyên tắc quản lý tài chính
1. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là tổ chức tài chính nhà nước, hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng theo pháp luật Việt Nam, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo đảm an toàn vốn và tự bù đắp chi phí.
2. Nguồn thu của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được miễn nộp các loại thuế theo quy định của pháp luật.
3. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hạch toán tập trung toàn hệ thống, thực hiện thu, chi và quyết toán thu, chi tài chính theo các nội dung quy định tại Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Như vậy, nguồn thu của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được miễn nộp các loại thuế theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?