Quy định về trách nhiệm xử lý văn bản đến ở cấp chuyên viên thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo bao gồm những trách nhiệm gì?
Trình tự quản lý văn bản đến Bộ giáo dục và Đào tạo gồm mấy bước?
Tại Điều 23 Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quyết định 3666/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định như sau:
Trình tự quản lý văn bản đến
1. Tiếp nhận văn bản đến.
2. Đăng ký văn bản đến.
3. Trình, chuyển giao văn bản đến.
4. Giải quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến.
Theo đó, trình tự quản lý văn bản đến Bộ giáo dục và Đào tạo gồm 04 bước sau:
Bước 01. Tiếp nhận văn bản đến.
Bước 02. Đăng ký văn bản đến.
Bước 03. Trình, chuyển giao văn bản đến.
Bước 04. Giải quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến.
Quy định về trách nhiệm xử lý văn bản đến ở cấp chuyên viên thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo bao gồm những trách nhiệm gì? (hình từ internet)
Trách nhiệm của chuyên viên thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc tiếp nhận văn bản được quy định thế nào?
Trách nhiệm của chuyên viên thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc tiếp nhận văn bản được quy định tại Điều 27 Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quyết định 3666/QĐ-BGDĐT năm 2023 như sau:
Chuyển giao văn bản tại đơn vị
...
3. Trách nhiệm của chuyên viên:
Tiếp nhận văn bản được giao để xử lý; nếu không thuộc trách nhiệm thì báo cáo người đứng đầu đơn vị.
4. Không được sao chụp, chuyển phát ra ngoài đơn vị thuộc Bộ GDĐT những bút phê của lãnh đạo Bộ, lãnh đạo đơn vị tại văn bản. Trường hợp các ý kiến của lãnh đạo Bộ ghi trong văn bản cần thiết cho việc giao dịch, trao đổi công tác và giải quyết công việc phải được cụ thể hóa bằng văn bản hành chính.
Theo đó, chuyên viên thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc tiếp nhận văn bản có trách nhiệm tiếp nhận văn bản được giao để xử lý; nếu không thuộc trách nhiệm thì báo cáo người đứng đầu đơn vị.
Quy định về trách nhiệm xử lý văn bản đến ở cấp chuyên viên thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo bao gồm những trách nhiệm gì?
Trong quá trình thực hiện công tác văn thư thì việc xử lý văn bản đến ở cấp chuyên viên thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo được quy định tại Điều 29 Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quyết định 3666/QĐ-BGDĐT năm 2023 như sau:
Trách nhiệm của chuyên viên chủ trì xử lý văn bản
- Rà soát văn bản, hồ sơ; nghiên cứu nội dung và thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Đối với văn bản đúng thẩm quyền, đúng thủ tục, đầy đủ hồ sơ
++ Trường hợp cần lấy ý kiến cơ quan liên quan, chuyên viên báo cáo lãnh đạo đơn vị để trình lãnh đạo Bộ ký văn bản lấy ý kiến.
++ Trường hợp cần làm rõ nội dung trước khi trình hoặc trường hợp dự thảo văn bản quy phạm pháp luật còn ý kiến khác nhau về những vấn đề lớn, báo cáo lãnh đạo đơn vị trình Lãnh đạo Bộ tổ chức cuộc họp xử lý trước khi trình.
++ Trường hợp không cần lấy thêm ý kiến hoặc không còn ý kiến khác nhau, chuyên viên thực hiện:
+++ Nghiên cứu kỹ nội dung, trao đổi để làm rõ nội dung văn bản trình khi cần thiết, xác định chuyên viên hoặc đơn vị phối hợp, trình lãnh đạo đơn vị ký văn bản lấy ý kiến phối hợp, xây dựng văn bản tổng hợp, giải trình tiếp thu ý kiến phối hợp;
+++ Soạn thảo phiếu trình giải quyết công việc; Phiếu trình phải liệt kê đầy đủ các văn bản kèm theo và làm rõ các nội dung như thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hồ sơ trình; tính hợp hiến, hợp pháp hoặc cơ sở pháp lý giải quyết văn bản;
+++ Ý kiến chỉ đạo trước đó có liên quan và đề xuất xử lý cụ thể, rõ ràng; dự kiến phân công cơ quan, đơn vị thực hiện, thời hạn phải hoàn thành, đơn vị theo dõi thực hiện nhiệm vụ do lãnh đạo Bộ giao; dự thảo văn bản, xác định hình thức, độ mật, độ khẩn của dự thảo văn bản (nếu có);
+++ Chỉnh sửa, hoàn thiện phiếu trình và dự thảo văn bản theo chỉ đạo của lãnh đạo đơn vị và Lãnh đạo Bộ; đọc soát, kiểm tra nội dung, thể thức, kỹ thuật trình bày dự thảo văn bản; ký phiếu trình, trình lãnh đạo đơn vị.
+ Đối với văn bản, hồ sơ chưa đầy đủ, không đúng thủ tục hoặc không đúng thẩm quyền giải quyết của Bộ GDĐT, chuyên viên báo cáo lãnh đạo đơn vị để xin ý kiến chỉ đạo giải quyết.
- Tham gia chuẩn bị nội dung các cuộc họp, xây dựng phiếu lấy ý kiến, chỉnh lý dự thảo theo chỉ đạo của lãnh đạo đơn vị.
- Thực hiện phương án xử lý văn bản theo chỉ đạo của lãnh đạo các cấp.
Trách nhiệm của chuyên viên phối hợp xử lý văn bản
- Nghiên cứu, có ý kiến phối hợp đầy đủ rõ ràng, bảo đảm thời hạn quy định và nếu không phải nhiệm vụ của mình thì báo cáo lại lãnh đạo đơn vị.
- Tham gia các cuộc họp để xử lý những vấn đề còn ý kiến khác nhau hoặc làm rõ nội dung trước khi trình theo yêu cầu của đơn vị chủ trì và sự phân công của lãnh đạo đơn vị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người yêu cầu cấp dưỡng khởi kiện thì có phải được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hay không?
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?