Quy định về trách nhiệm của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, trách nhiệm của cơ quan đăng ký khác và trách nhiệm của chủ phương tiện thủy nội địa?
Trách nhiệm của chủ phương tiện thủy nội địa
Theo Điều 19 Thông tư 75/2014/TT-BGTVT quy định trách nhiệm của chủ phương tiện thủy nội địa:
- Làm thủ tục đăng ký phương tiện theo quy định, kẻ tên, số đăng ký, vạch dấu mớn nước an toàn và số lượng người được phép chở trên phương tiện.
- Khi thay đổi cơ quan đăng ký phương tiện, chủ phương tiện phải thực hiện quy định sau:
+ Nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa đã được cấp cho cơ quan đã đăng ký phương tiện;
+ Tiếp nhận, bảo quản hồ sơ phương tiện đã niêm phong do cơ quan đăng ký phương tiện cũ giao để nộp cho cơ quan đăng ký phương tiện mới.
- Khai báo với cơ quan đăng ký phương tiện để xóa đăng ký phương tiện và nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa đối với những trường hợp quy định tại Điều 4 của Thông tư này.
- Khi đến nhận giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa hoặc giấy chứng nhận xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa phải xuất trình giấy hẹn, chứng minh thư nhân dân, giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền.
Trách nhiệm của chủ phương tiện thủy nội địa
Trách nhiệm của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam
Căn cứ Điều 20 Thông tư 75/2014/TT-BGTVT về trách nhiệm của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam như sau:
- Tổ chức thực hiện Thông tư này.
- Tổ chức thực hiện việc đăng ký phương tiện theo quy định.
- Trường hợp thay đổi cơ quan đăng ký phương tiện, cơ quan đã đăng ký phương tiện có trách nhiệm thực hiện một số quy định sau:
+ Cắt góc Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa đã cấp và đưa vào thành phần hồ sơ niêm phong, đồng thời xóa tên phương tiện trong Sổ đăng ký phương tiện thủy nội địa;
+ Cấp giấy chứng nhận xóa đăng ký phương tiện theo quy định tại Mẫu số 11 - Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Niêm phong hồ sơ đăng ký phương tiện;
+ Giao toàn bộ hồ sơ đăng ký phương tiện đã được niêm phong cho chủ phương tiện.
- Lập Sổ đăng ký phương tiện thủy nội địa; lưu trữ và quản lý hồ sơ đăng ký phương tiện theo quy định.
- Thu, nộp và sử dụng lệ phí đăng ký phương tiện theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của cơ quan đăng ký khác
Theo Điều 21 Thông tư 75/2014/TT-BGTVT quy định về trách nhiệm của cơ quan đăng ký khác cụ thể:
- Tổ chức thực hiện Thông tư này theo phạm vi trách nhiệm.
- Tổ chức thực hiện việc đăng ký phương tiện theo quy định.
- Thực hiện quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 20 Thông tư này.
- Các cơ quan đăng ký cấp huyện, xã, phường, thị trấn báo cáo Sở Giao thông vận tải kết quả đăng ký phương tiện, chi tiết báo cáo (được sửa đổi bởi Điều 3 Thông tư 35/2020/TT-BGTVT) như sau:
+ Tên báo cáo: Báo cáo tổng hợp đăng ký phương tiện thủy nội địa;
+ Nội dung báo cáo: Các nội dung liên quan đến đăng ký phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 12 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Phương thức gửi, nhận báo cáo: Báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử. Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau: gửi trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, fax, qua hệ thống thư điện tử, hoặc các phương thức khác theo quy định của pháp luật;
+ Tần suất báo cáo: Định kỳ hàng tháng;
+ Thời hạn gửi báo cáo: Trước ngày 18 của tháng thuộc kỳ báo cáo;
+ Thời gian chốt số liệu báo cáo: Tính từ ngày 15 tháng trước đến ngày 14 của tháng thuộc kỳ báo cáo;
+ Mẫu báo cáo: Theo quy định tại Mẫu số 12 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
- Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chi cục Đường thủy nội địa báo cáo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam kết quả đăng ký phương tiện, chi tiết báo cáo (được sửa đổi bởi Điều 3 Thông tư 35/2020/TT-BGTVT) như sau:
+ Tên báo cáo: Báo cáo tổng hợp đăng ký phương tiện thủy nội địa;
+ Nội dung báo cáo: Các nội dung liên quan đến đăng ký phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 12 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Phương thức gửi, nhận báo cáo: Báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử. Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau: gửi trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, fax, qua hệ thống thư điện tử, hoặc các phương thức khác theo quy định của pháp luật;
+ Tần suất báo cáo: Định kỳ hàng tháng;
+ Thời hạn gửi báo cáo: Trước ngày 22 của tháng thuộc kỳ báo cáo;
+ Thời gian chốt số liệu báo cáo: Tính từ ngày 15 tháng trước đến ngày 14 của tháng thuộc kỳ báo cáo;
+ Mẫu báo cáo: Theo quy định tại Mẫu số 12 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này
- Giám đốc Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm tổ chức, kiểm tra việc thực hiện đăng ký phương tiện quy định tại khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 8 Thông tư này; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thực hiện đăng ký phương tiện chịu sự kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn về nghiệp vụ của Bộ Giao thông vận tải và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.
- Thu, nộp và sử dụng lệ phí đăng ký phương tiện theo quy định của pháp luật.
Phương tiện thủy nội địa được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 7 Điều 3 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định: Phương tiện thuỷ nội địa (sau đây gọi là phương tiện) là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thuỷ nội địa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?