Quy định về thu quỹ chăm sóc người cao tuổi hiện nay ra sao? Các hành vi bị cấm đối với người cao tuổi ra sao?
Quỹ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi như thế nào?
Căn cứ Điều 7 Luật Người cao tuổi 2009 quy định về Quỹ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi như sau:
- Quỹ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi là quỹ xã hội, từ thiện.
- Quỹ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi được hình thành từ các nguồn sau đây:
+ Đóng góp tự nguyện, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
+ Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước;
+ Các khoản thu hợp pháp khác.
- Việc thành lập, hoạt động và quản lý Quỹ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Căn cứ Điều 3 Quy chế quản lý và sử dụng tài chính quỹ chăm sóc người cao tuổi (Ban hành kèm theo Quyết định 47/2006/QĐ – BTC ngày 13 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính). quy định về nguồn thu của quỹ như sau:
Đóng góp tự nguyện của xã hội, trong đó có người cao tuổi.
Tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài phù hợp với các quy định của pháp luật.
Tiền và tài sản của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước uỷ quyền cho Quỹ tài trợ có mục đích theo địa chỉ cụ thể, phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Quỹ.
Thu lãi từ tài khoản tiền gửi.
Các khoản thu hợp pháp khác (nếu có).
Như vậy, theo quy định trên thì Quỹ này được hình thành ngoài sự hỗ trợ của ngân sách thì là khoản đóng góp tự nguyện, tài trợ của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. Không có quy định bắt buộc phải nộp quỹ này tại địa phương.
Chăm sóc người cao tuổi
Các hành vi bị cấm đối với người cao tuổi ra sao?
Căn cứ Điều 9 Luật Người cao tuổi 2009 quy định về các hành vi bị cấm đối với người cao tuổi như sau:
- Lăng mạ, ngược đãi, xúc phạm, hành hạ, phân biệt đối xử đối với người cao tuổi.
- Xâm phạm, cản trở người cao tuổi thực hiện quyền về hôn nhân, quyền về sở hữu tài sản và các quyền hợp pháp khác.
- Không thực hiện nghĩa vụ phụng dưỡng người cao tuổi.
- Lợi dụng việc chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi để vụ lợi.
- Ép buộc người cao tuổi lao động hoặc làm những việc trái với quy định của pháp luật.
- Ép buộc, kích động, xúi giục, giúp người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đối với người cao tuổi.
- Trả thù, đe doạ người giúp đỡ người cao tuổi, người phát hiện, báo tin ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật đối với người cao tuổi.
Như vậy, trên đây là các hành vi bị cấm đối với người cao tuổi theo quy định của pháp luật hiện hành bạn nhé.
Quyền và nghĩa vụ của người cao tuổi ra sao?
Căn cứ Điều 3 Luật Người cao tuổi 2009 quy định về quyền và nghĩa vụ của người cao tuổi như sau:
- Người cao tuổi có các quyền sau đây:
+ Được bảo đảm các nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khoẻ;
+ Quyết định sống chung với con, cháu hoặc sống riêng theo ý muốn;
+ Được ưu tiên khi sử dụng các dịch vụ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Được tạo điều kiện tham gia hoạt động văn hoá, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch và nghỉ ngơi;
+ Được tạo điều kiện làm việc phù hợp với sức khoẻ, nghề nghiệp và các điều kiện khác để phát huy vai trò người cao tuổi;
+ Được miễn các khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội, trừ trường hợp tự nguyện đóng góp;
+ Được ưu tiên nhận tiền, hiện vật cứu trợ, chăm sóc sức khỏe và chỗ ở nhằm khắc phục khó khăn ban đầu khi gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc rủi ro bất khả kháng khác;
+ Được tham gia Hội người cao tuổi Việt Nam theo quy định của Điều lệ Hội;
+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Người cao tuổi có các nghĩa vụ sau đây:
+ Nêu gương sáng về phẩm chất đạo đức, lối sống mẫu mực; giáo dục thế hệ trẻ giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; gương mẫu chấp hành và vận động gia đình, cộng đồng chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
+ Truyền đạt kinh nghiệm quý cho thế hệ sau;
+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin tư vấn liên quan đến câu hỏi của bạn, gửi đến bạn tham khảo thêm nhé.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?