Quy định về cơ sở bức xạ và thiết kế cơ sở bức xạ như thế nào? Nội dung báo cáo phân tích an toàn đối với cơ sở bức xạ là gì?
Hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử là gì?
Theo khoản 2 Điều 3 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định giải thích thuật ngữ hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử như sau:
Giải thích từ ngữ
...
2. Hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử là hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; xây dựng, vận hành, bảo dưỡng, khai thác, quản lý và tháo dỡ cơ sở hạt nhân, cơ sở bức xạ; thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng phóng xạ; sản xuất, lưu giữ, sử dụng, vận chuyển, chuyển giao, xuất khẩu, nhập khẩu nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ, nhiên liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân; xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ và các dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.
Như vậy, cơ sở bức xạ là một đối tượng nghiên cứu khoa học, phát triển, xây dựng, bảo dưỡng, khai thác trong những hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
Cơ sở bức xạ (Hình từ internet)
Quy định về cơ sở bức xạ và thiết kế cơ sở bức xạ như thế nào?
Theo Điều 34 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định về cơ sở bức xạ và thiết kế cơ sở bức xạ như sau:
Cơ sở bức xạ và thiết kế cơ sở bức xạ
1. Các loại cơ sở bức xạ bao gồm:
a) Cơ sở vận hành máy gia tốc;
b) Cơ sở xạ trị;
c) Cơ sở chiếu xạ khử trùng, chiếu xạ xử lý vật liệu;
d) Cơ sở sản xuất, chế biến chất phóng xạ;
đ) Kho lưu giữ chất thải phóng xạ quốc gia; cơ sở lưu giữ, xử lý, chôn cất chất thải có hoạt độ phóng xạ lớn hơn mười nghìn lần mức miễn trừ khai báo.
2. Việc xây dựng, thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động của cơ sở bức xạ phải có thiết kế phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Như vậy, khi xây dựng, thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động của cơ sở bức xạ phải có thiết kế phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Và cơ sở bức xạ có 5 loại bao gồm:
- Cơ sở vận hành máy gia tốc;
- Cơ sở xạ trị;
- Cơ sở chiếu xạ khử trùng, chiếu xạ xử lý vật liệu;
- Cơ sở sản xuất, chế biến chất phóng xạ;
- Kho lưu giữ chất thải phóng xạ quốc gia; cơ sở lưu giữ, xử lý, chôn cất chất thải có hoạt độ phóng xạ lớn hơn mười nghìn lần mức miễn trừ khai báo.
Nội dung báo cáo phân tích an toàn đối với cơ sở bức xạ là gì?
Theo Điều 34 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định nội dung báo cáo phân tích an toàn như sau:
Báo cáo phân tích an toàn và báo cáo đánh giá an toàn đối với cơ sở bức xạ
1. Cơ sở bức xạ phải lập báo cáo phân tích an toàn khi xin cấp giấy phép xây dựng, thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động, chấm dứt hoạt động.
2. Cơ sở bức xạ phải lập báo cáo đánh giá an toàn khi xin cấp hoặc cấp lại giấy phép tiến hành công việc bức xạ khác quy định tại Điều 18 của Luật này.
3. Nội dung báo cáo phân tích an toàn khi xin cấp giấy phép xây dựng bao gồm:
a) Thiết kế, chế tạo;
b) Dự kiến kế hoạch lắp đặt, vận hành thử, nghiệm thu;
c) Phân tích an toàn khi đưa cơ sở vào vận hành;
d) Dự kiến kế hoạch chấm dứt hoạt động, tháo dỡ, tẩy xạ.
4. Nội dung báo cáo phân tích an toàn khi xin cấp giấy phép thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động bao gồm:
a) Lý do thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động;
b) Thiết kế, chế tạo;
c) Dự kiến kế hoạch lắp đặt, vận hành thử, nghiệm thu;
d) Phân tích an toàn khi đưa cơ sở vào vận hành;
đ) Dự kiến kế hoạch chấm dứt hoạt động, tháo dỡ, tẩy xạ.
5. Nội dung báo cáo phân tích an toàn khi xin cấp giấy phép chấm dứt hoạt động bao gồm:
a) Lý do chấm dứt hoạt động;
b) Kế hoạch tháo dỡ, tẩy xạ;
c) Kế hoạch xử lý nguồn bức xạ, chất thải phóng xạ.
6. Báo cáo đánh giá an toàn được lập cho từng công việc bức xạ theo quy định tại Điều 19 của Luật này.
Như vậy, có 3 nội dung báo cáo phân tích an toàn đối với cơ sở bức xạ là nội dung báo cáo phân tích an toàn khi xin cấp giấy phép xây dựng và nội dung báo cáo phân tích an toàn khi xin cấp giấy phép thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động, nội dung báo cáo phân tích an toàn khi xin cấp giấy phép chấm dứt hoạt động được quy định như sau:
- Nội dung báo cáo phân tích an toàn khi xin cấp giấy phép xây dựng bao gồm: Thiết kế, chế tạo; dự kiến kế hoạch lắp đặt, vận hành thử, nghiệm thu; phân tích an toàn khi đưa cơ sở vào vận hành; Dự kiến kế hoạch chấm dứt hoạt động, tháo dỡ, tẩy xạ.
- Nội dung báo cáo phân tích an toàn khi xin cấp giấy phép thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động bao gồm: Lý do thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động; thiết kế, chế tạo; dự kiến kế hoạch lắp đặt, vận hành thử, nghiệm thu; phân tích an toàn khi đưa cơ sở vào vận hành; dự kiến kế hoạch chấm dứt hoạt động, tháo dỡ, tẩy xạ.
- Nội dung báo cáo phân tích an toàn khi xin cấp giấy phép chấm dứt hoạt động bao gồm:Lý do chấm dứt hoạt động; kế hoạch tháo dỡ, tẩy xạ; kế hoạch xử lý nguồn bức xạ, chất thải phóng xạ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?
- Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao nhiêu? Trường hợp nào tính tiền chậm nộp vi phạm hành chính?