Quy định đổi, trả vé tàu tết âm lịch mới? Bán vé tàu giả có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền? Trường hợp nào phải mua vé tàu bổ sung?
Quy định đổi, trả vé tàu tết âm lịch 2025? Trường hợp nào phải mua vé tàu bổ sung?
- Chính sách giá vé và quy định đổi trả của Công ty CPVTĐS Sài Gòn vui lòng bấm vào đây
- Đổi vé: Hành khách đến trực tiếp nhà ga và mang theo giấy tờ tùy thân bản chính của người đi tàu hoặc người mua vé cung cấp cho nhân viên đường sắt để làm thủ tục.
- Trả vé:
+ Khi hành khách mua vé và thanh toán online qua website bán vé của ngành Đường sắt, app bán vé hoặc các ứng dụng mua vé tàu hỏa của các đối tác thứ ba (có nhập địa chỉ Email) thì có thể trả vé online qua các website bán vé của ngành đường sắt hoặc đến trực tiếp nhà ga.
+ Khi hành khách mua vé bằng các hình thức khác (hoặc khi mua vé không nhập địa chỉ Email), muốn trả vé hành khách đến trực tiếp nhà ga và mang theo giấy tờ tùy thân bản chính của người đi tàu hoặc người mua vé cung cấp cho nhân viên đường sắt. Đồng thời, thông tin trên thẻ đi tàu phải trùng khớp với giấy tờ tùy thân của hành khách.
- Chính sách giá vé và quy định đổi trả của Công ty CPVTĐS Hà Nội vui lòng bấm vào đây
– Đổi vé: Hành khách đến trực tiếp nhà ga và mang theo giấy tờ tùy thân bản chính của người đi tàu hoặc người mua vé cung cấp cho nhân viên đường sắt để làm thủ tục.
– Trả vé:
+ Khi hành khách mua vé và thanh toán online qua website bán vé của ngành Đường sắt, app bán vé hoặc các ứng dụng mua vé tàu hỏa (có nhập địa chỉ Email) thì có thể trả vé online qua website: dsvn.vn (tìm đến mục TRẢ VÉ) hoặc đến trực tiếp nhà ga.
+ Khi hành khách mua vé bằng các hình thức khác (hoặc khi mua vé không nhập địa chỉ Email), muốn trả vé hành khách đến trực tiếp nhà ga và mang theo giấy tờ tùy thân bản chính của người đi tàu hoặc người mua vé cung cấp cho nhân viên đường sắt. Đồng thời, thông tin trên thẻ đi tàu phải trùng khớp với giấy tờ tùy thân của hành khách.
+ TIỀN TRẢ VÉ sẽ được chuyển về tài khoản của hành khách (tài khoản đã sử dụng để thanh toán mua vé tàu). Đối với tài khoản ví điện tử, tiền sẽ chuyển về ví sau thời gian 1 ngày. Đối với tài khoản Ngân hàng, tiền sẽ về tài khoản sau 3 đến 10 ngày làm việc.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Theo quy định Điều 8 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT, các trường hợp người đi tàu phải mua vé bổ sung:
- Hành khách muốn đi quá ga đến ghi trên vé.
- Hành khách muốn đổi chỗ từ hạng thấp lên hạng cao.
- Người đi tàu không có vé hoặc vé không hợp lệ.
Doanh nghiệp bán vé tàu bổ sung cho hành khách, người đi tàu thuộc các trường hợp vừa liệt kê trên cơ sở khả năng đáp ứng của doanh nghiệp, không ảnh hưởng đến hành khách khác.
Trường hợp doanh nghiệp không thể bán vé bổ sung cho hành khách, người đi tàu do không đáp ứng theo quy định thì giải quyết như sau:
- Đối với hành khách, người đi tàu muốn đi quá ga đến ghi trên vé hoặc không có vé hoặc vé không hợp lệ phải xuống tàu khi tàu chưa chạy hoặc xuống tàu tại ga gần nhất tàu có đỗ và phải thanh toán các chi phí theo quy định của doanh nghiệp
- Đối với hành khách muốn đổi chỗ từ hạng thấp lên hạng cao, tiếp tục sử dụng đúng chỗ ngồi đã ghi trên vé.
Mặt khác, doanh nghiệp bán vé tàu phải bảo đảm quy định tại Điều 5 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT, cụ thể:
- Doanh nghiệp phải tổ chức bán vé tại nhiều địa điểm, nhiều ngày trước thời điểm tàu chạy, nhiều phương thức bán vé tạo điều kiện thuận lợi cho người mua vé.
- Trường hợp cần thiết, doanh nghiệp có thể đề nghị người mua vé cung cấp giấy tờ tùy thân hoặc các giấy tờ khác có đầy đủ các thông tin cá nhân được pháp luật công nhận. Trường hợp mua vé trực tuyến qua mạng thông tin điện tử, người mua vé phải cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết theo quy định của doanh nghiệp.
- Căn cứ vào từng thời điểm cụ thể, từng loại chỗ, từng loại tàu, doanh nghiệp quy định cụ thể việc ghi họ, tên, số giấy hoặc số thẻ lên vé theo một trong các giấy tờ tùy thân hoặc các giấy tờ khác có đầy đủ các thông tin cá nhân được pháp luật công nhận.
Quy định đổi, trả vé tàu tết âm lịch mới? Bán vé tàu giả có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền? Trường hợp nào phải mua vé tàu bổ sung? (Hình từ Internet)
Bán vé tàu Tết âm lịch 2025 giả có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Theo khoản 3 Điều 72 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với trường hợp bán vé tàu giả trái quy định như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm về sử dụng vé tàu giả và bán vé tàu trái quy định
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi sử dụng vé tàu giả để đi tàu.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Nhân viên bán vé của nhà ga, nhân viên bán vé của đại lý bán vé tàu, nhân viên bán vé trên tàu bán vé tàu trái quy định;
b) Mua, bán vé tàu nhằm mục đích thu lợi bất chính.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vận chuyển vé tàu giả;
b) Bán vé tàu giả;
c) Tàng trữ vé tàu giả.
...
Như vậy, theo quy định trên thì mức xử phạt đối với hành vi bán vé tàu giả là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức.
Hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi bán vé tàu Tết âm lịch 2025 giả được quy định thế nào?
Theo khoản 4 và khoản 5 Điều 72 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về hình phạt bổ sung đối với trường hợp sử dụng vé tàu giả và bán vé tàu trái quy định như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm về sử dụng vé tàu giả và bán vé tàu trái quy định
...
4. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này bị tịch thu vé tàu giả;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này bị tịch thu toàn bộ số vé tàu hiện có;
c) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 3 Điều này bị tịch thu toàn bộ vé tàu giả.
5. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính.
Theo đó, ngoài ra bị phạt tiền thì hành vi bán vé giả còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là bị tịch thu toàn bộ số vé tàu giả hiện có và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghiêm cấm thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nào theo quy định pháp luật ngoại thương?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là gì? Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở gồm các tổ chức nào?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?
- Vận tải đa phương thức quốc tế là gì? Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế được phát hành khi nào?
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?