Quỹ bù trừ theo quy định của pháp luật về chứng khoán được ghi nhận như thế nào? Việc sử dụng quỹ bù trừ phải tuân thủ theo quy định nào?
Quỹ bù trừ là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 67 Luật Chứng khoán 2019 thì quỹ bù trừ được hình thành từ sự đóng góp của các thành viên bù trừ với mục đích bồi thường thiệt hại và hoàn tất các giao dịch chứng khoán đứng tên thành viên bù trừ trong trường hợp thành viên bù trừ hoặc nhà đầu tư mất khả năng thanh toán.
Việc đóng góp Quỹ bù trừ được thực hiện dưới các hình thức nào?
Khoản 1 Điều 16 Thông tư 58/2021/TT-BTC quy định về hình thức đóng góp đối với Quỹ bù trừ như sau:
- Thành viên bù trừ có nghĩa vụ đóng góp vào Quỹ bù trừ theo mức tối thiểu ban đầu sau khi Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam chấp thuận nguyên tắc việc đăng ký làm thành viên bù trừ, có nghĩa vụ đóng góp bổ sung định kỳ vào Quỹ bù trừ. Thành viên bù trừ có thể đóng góp vào Quỹ bù trừ bằng tiền hoặc chứng khoán theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
- Thành viên bù trừ có nghĩa vụ đóng góp bổ sung bất thường vào Quỹ bù trừ theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trong các trường hợp sau đây:
+ Thành viên bù trừ bị đặt vào các tình trạng cảnh báo theo quy định pháp luật chứng khoán về an toàn tài chính, quy định pháp luật ngân hàng về an toàn vốn;
+ Tài sản đóng góp Quỹ bù trừ của thành viên bù trừ bị phong tỏa, tịch thu bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo quyết định của Tòa án;
+ Các trường hợp khác do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam báo cáo và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
Sử dụng Quỹ bù trừ
Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam quản lý Quỹ bù trừ như thế nào?
Việc quản lý Quỹ bù trừ được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Thông tư 58/2021/TT-BTC, như sau:
- Tài sản mà mỗi thành viên bù trừ đóng góp vào Quỹ bù trừ thuộc sở hữu của chính thành viên bù trừ đó và được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam quản lý tách biệt với tài sản của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
- Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được toàn quyền sử dụng, kể cả bán các tài sản đóng góp vào Quỹ bù trừ để thực hiện nghĩa vụ của các vị thế đứng tên thành viên bù trừ;
- Đối với khoản đóng góp bằng tiền, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thanh toán để quản lý tiền của các thành viên bù trừ đóng góp vào Quỹ bù trừ.
- Đối với khoản đóng góp bằng chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam mở tài khoản lưu ký đứng tên Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam để quản lý khoản đóng góp bằng chứng khoán của thành viên bù trừ. Cổ tức, trái tức và các quyền lợi phát sinh khác đối với chứng khoán đóng góp phải được hoàn trả cho thành viên bù trừ sau khi trừ đi các chi phí và thuế liên quan;
- Lãi phát sinh từ tiền đóng góp Quỹ bù trừ được phân bổ cho thành viên bù trừ phù hợp với số tiền và thời gian đóng góp của từng thành viên bù trừ sau khi trừ các chi phí liên quan.
Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam sử dụng Quỹ bù trừ như thế nào?
Việc sử dụng Quỹ bù trừ được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 16 Thông tư 58/2021/TT-BTC, cụ thể:
- Tài sản đóng góp vào Quỹ bù trừ được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam sử dụng để bảo đảm nghĩa vụ thanh toán của thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên, thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán phải chịu lãi sử dụng Quỹ bù trừ theo quy định tại quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
- Thành viên bù trừ chỉ được hoàn trả lại tài sản đóng góp vào Quỹ bù trừ khi bị hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ hoặc không còn là thành viên bù trừ.
- Việc hoàn trả Quỹ bù trừ được thực hiện sau khi Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam đã khấu trừ các khoản phải trả, bao gồm cả khoản bồi thường thiệt hại tài chính cho Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam (nếu có) và các khoản phải thanh toán để thực hiện các vị thế đứng tên thành viên đó theo quy định.
- Trường hợp thành viên bù trừ đang trong thời gian xử lý để hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ, tài sản đóng góp Quỹ bù trừ của thành viên bù trừ đó được quản lý tách biệt ra khỏi Quỹ bù trừ và là cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi (nếu có) sau khi đã khấu trừ số tiền thành viên bù trừ còn phải thanh toán cho Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Như vậy, trên đây là khái niệm về quỹ bù trừ cũng như các hình thức đóng góp và nhiệm vụ của cơ quan quản lý quỹ bù trừ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?