Quỹ Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài có tài khoản và con dấu riêng không? Giám đốc Quỹ bảo hộ có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Quỹ Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài có tài khoản và con dấu riêng không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động Quỹ Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài ban hành kèm theo Quyết định 2985/2007/QĐ-BNG, có quy định về bộ máy của Quỹ Bảo hộ công dân như sau:
Bộ máy của Quỹ Bảo hộ công dân
1. Quỹ Bảo hộ công dân có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, Quỹ được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước và tại ngân hàng theo quy định tại điều 2, Quyết định số 119/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
2. Quỹ chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao về tổ chức và hoạt động. Cục Lãnh sự là cơ quan được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ủy quyền quản lý công tác bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài giúp lãnh đạo Bộ trực tiếp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động của Quỹ.
3. Quỹ có Ban Giám đốc gồm Giám đốc, 02 (hai) Phó Giám đốc và bộ phận chuyên môn nghiệp vụ - Văn phòng Quỹ (gồm kế toán, nhân viên văn phòng, thông tin-tuyên truyền, quản lý Quỹ).
4. Giám đốc, các Phó Giám đốc do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao bổ nhiệm, miễn nhiệm.
5. Biên chế của Văn phòng Quỹ tối đa là 07 (bảy) người thuộc biên chế của Cục Lãnh sự. Trong trường hợp cần thiết, Quỹ có thể tuyển dụng cán bộ chuyên môn làm việc theo chế độ hợp đồng sau khi được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
Như vậy, theo quy định trên thì Quỹ Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài có con dấu riêng, Quỹ được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước theo quy định của pháp luật.
Quỹ Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài (Hình từ Internet)
Giám đốc Quỹ bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Quy chế tổ chức và hoạt động Quỹ Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài ban hành kèm theo Quyết định 2985/2007/QĐ-BNG, có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Giám đốc và Văn phòng Quỹ Bảo hộ công dân như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Giám đốc và Văn phòng Quỹ Bảo hộ công dân
1. Giám đốc Quỹ:
a. Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trong việc chỉ đạo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ nêu tại Điều 4 của Quy chế này và điều hành công việc hàng ngày của Quỹ. Trường hợp bận công tác hoặc vì lý do đột xuất, Giám đốc Quỹ ủy quyền cho một Phó Giám đốc thay mặt mình chỉ đạo toàn bộ công việc hàng ngày của Quỹ.
b. Là người đại diện của Quỹ theo pháp luật và là chủ tài khoản của Quỹ. Giám đốc có thể ủy quyền cho một Phó Giám đốc ký thay chủ tài khoản.
c. Có quyền duyệt chi theo quy định của Quỹ với mức chi không quá 10.000 USD (mười nghìn đô-la Mỹ) cho mỗi vụ việc. Trường hợp cần chi hơn 10.000 USD, Giám đốc Quỹ phải báo cáo Lãnh đạo Bộ Ngoại giao xem xét quyết định.
d. Đại diện cho Quỹ Bảo hộ công dân trong các quan hệ liên quan đến hoạt động của Quỹ.
e. Thông báo và hướng dẫn các CQĐD thực hiện một số hoạt động của Quỹ tại nước ngoài sau khi được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao phê duyệt.
f. Thực hiện báo cáo định kỳ về hoạt động của Quỹ theo quy định hiện hành.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Giám đốc Quỹ bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trong việc chỉ đạo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ nêu tại Điều 4 của Quy chế này và điều hành công việc hàng ngày của Quỹ. Trường hợp bận công tác hoặc vì lý do đột xuất, Giám đốc Quỹ ủy quyền cho một Phó Giám đốc thay mặt mình chỉ đạo toàn bộ công việc hàng ngày của Quỹ.
- Là người đại diện của Quỹ theo pháp luật và là chủ tài khoản của Quỹ. Giám đốc có thể ủy quyền cho một Phó Giám đốc ký thay chủ tài khoản.
- Có quyền duyệt chi theo quy định của Quỹ với mức chi không quá 10.000 USD (mười nghìn đô-la Mỹ) cho mỗi vụ việc. Trường hợp cần chi hơn 10.000 USD, Giám đốc Quỹ phải báo cáo Lãnh đạo Bộ Ngoại giao xem xét quyết định.
- Đại diện cho Quỹ Bảo hộ công dân trong các quan hệ liên quan đến hoạt động của Quỹ.
- Thông báo và hướng dẫn các cơ quan đại diện thực hiện một số hoạt động của Quỹ tại nước ngoài sau khi được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao phê duyệt.
- Thực hiện báo cáo định kỳ về hoạt động của Quỹ theo quy định hiện hành
Quỹ Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài có những khoản chi không hoàn lại nào?
Căn cứ tại Điều 7 Quy chế tổ chức và hoạt động Quỹ Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài ban hành kèm theo Quyết định 2985/2007/QĐ-BNG, có quy định về nội dung chi của Quỹ Bảo hộ công dân như sau:
Nội dung chi của Quỹ Bảo hộ công dân
1. Khoản chi không hoàn lại:
a. Chi cho việc bảo đảm an toàn tính mạng của công dân và chuyển họ đến nơi an toàn khi xảy ra chiến tranh, xung đột, thiên tai, dịch bệnh, khủng bố, bắt cóc,…;
b. Chi cho công dân trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp mà đương sự được chứng minh là hoàn toàn không còn khả năng tài chính để chi trả và không có thân nhân, tổ chức đứng ra bảo lãnh.
c. Chi cho cán bộ lãnh sự của CQĐD; cán bộ từ trong nước hoặc từ một nước có CQĐD gần nhất ra nước ngoài thực hiện việc bảo hộ công dân và pháp nhân, tìm hiểu tình hình đối với các trường hợp công dân bị bắt, bị tạm giam, tạm giữ, bị xét xử, thi hành án phạt tù, và các trường hợp cần thiết khác liên quan đến công tác bảo hộ.
d. Chi cho các hoạt động đối ngoại phục vụ công tác bảo hộ công dân, pháp nhân.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Quỹ Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài dùng chi không hoàn lại cho các nội dung sau:
- Chi cho việc bảo đảm an toàn tính mạng của công dân và chuyển họ đến nơi an toàn khi xảy ra chiến tranh, xung đột, thiên tai, dịch bệnh, khủng bố, bắt cóc,…;
- Chi cho công dân trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp mà đương sự được chứng minh là hoàn toàn không còn khả năng tài chính để chi trả và không có thân nhân, tổ chức đứng ra bảo lãnh.
- Chi cho cán bộ lãnh sự của cơ quan đại diện; cán bộ từ trong nước hoặc từ một nước có cơ quan đại diện gần nhất ra nước ngoài thực hiện việc bảo hộ công dân và pháp nhân, tìm hiểu tình hình đối với các trường hợp công dân bị bắt, bị tạm giam, tạm giữ, bị xét xử, thi hành án phạt tù, và các trường hợp cần thiết khác liên quan đến công tác bảo hộ.
- Chi cho các hoạt động đối ngoại phục vụ công tác bảo hộ công dân, pháp nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?