Quỹ bảo hiểm xã hội có được cho ngân sách nhà nước vay tiền của Quỹ không? Khi cho vay thì có cần xây dựng phương án đầu tư không?
Quỹ bảo hiểm xã hội có được cho ngân sách nhà nước vay tiền của Quỹ không?
Quỹ bảo hiểm xã hội có được cho ngân sách nhà nước vay tiền của Quỹ không? (Hình từ Internet)
Căn cứ quy định tại Điều 4 Nghị định 30/2016/NĐ-CP quy định về các hình thức đầu tư của Quỹ bảo hiểm xã hội như sau:
Các hình thức đầu tư
1. Hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện thông qua các hình thức theo thứ tự ưu tiên như sau:
a) Mua trái phiếu Chính phủ;
b) Cho ngân sách nhà nước vay;
c) Gửi tiền; mua trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi tại các ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt theo xếp loại tín nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
d) Cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội vay theo hình thức mua trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do các ngân hàng này phát hành;
đ) Đầu tư vào các dự án quan trọng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Việc đầu tư vào hai hình thức quy định tại Điểm d và Điểm đ Khoản 1 Điều này chỉ áp dụng đối với quỹ bảo hiểm thất nghiệp; số tiền đầu tư vào hai hình thức này không được vượt quá 20% số dư quỹ bảo hiểm thất nghiệp của năm trước liền kề.
Theo đó, quỹ bảo hiểm xã hội được thực hiện hoạt động đầu tư theo thứ tự ưu tiên như sau:
- Mua trái phiếu Chính phủ;
- Cho ngân sách nhà nước vay;
- Gửi tiền; mua trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi tại các ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt theo xếp loại tín nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Như vậy, Quỹ bảo hiểm xã hội được thực hiện đầu tư cho ngân sách nhà nước vay tiền của Quỹ.
Mức cho ngân sách nhà nước vay của Quỹ bảo hiểm xã hội thế nào? Thời hạn, lãi suất cho vay thế nào?
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 30/2016/NĐ-CP thì mức cho vay, thời hạn cho vay, mức lãi suất cho ngân sách nhà nước vay như sau:
- Mức cho vay do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định căn cứ vào nhu cầu vay của ngân sách nhà nước và phương án đầu tư quỹ đã được Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông qua.
- Thời hạn cho vay được tính kể từ ngày cho vay đến ngày thu nợ; thời hạn cho vay cụ thể của từng Khoản vay do Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bộ Tài chính thỏa thuận nhưng tối đa không quá 10 năm.
- Mức lãi suất cho vay bằng mức lãi suất phát hành trái phiếu Chính phủ có cùng kỳ hạn tại thời điểm gần nhất trong vòng 03 tháng trước thời điểm cho vay.
Trường hợp trong vòng 03 tháng trước thời điểm cho vay không phát hành trái phiếu Chính phủ có cùng kỳ hạn thì:
Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bộ Tài chính thỏa thuận mức lãi suất cho vay trên cơ sở tham khảo mức lãi suất giao dịch trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn còn lại tương đương với kỳ hạn cho vay hoặc mức lãi suất phát hành trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn gần với kỳ hạn cho vay tại thời điểm gần nhất.
- Việc cho ngân sách nhà nước vay được lập thành hợp đồng cho vay.
Hợp đồng cho vay phải ghi rõ số tiền cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay, thời điểm tính lãi, thời điểm thanh toán, phương thức thanh toán, quyền và trách nhiệm của các bên, thỏa thuận khác có liên quan đến việc cho vay.
Khi thực hiện hoạt động đầu tư cho ngân sách nhà nước vay, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có cần xây dựng phương án đầu tư không?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 30/2016/NĐ-CP quy định về xây dựng phương án đầu tư như sau:
Xây dựng phương án đầu tư
1. Căn cứ tình hình thu, chi quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp hằng năm và các hình thức đầu tư quy định tại Điều 4 Nghị định này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam xây dựng phương án đầu tư trình Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông qua.
2. Phương án đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được xây dựng cùng với việc lập dự toán thu, chi và tổng hợp trong dự toán thu, chi hằng năm của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, nội dung gồm:
a) Đánh giá tình hình thực hiện hoạt động đầu tư năm trước, ước thực hiện năm nay, chi Tiết theo từng hình thức đầu tư, gồm các chỉ tiêu: Số dư nợ đầu tư, số tiền đầu tư, số tiền thu hồi (tiền gốc, lãi), mức lãi suất đầu tư;
b) Dự kiến đầu tư trong năm kế hoạch, gồm các chỉ tiêu: Tổng số tiền sử dụng đầu tư, các hình thức đầu tư, cơ cấu đầu tư, thời hạn đầu tư, mức lãi suất đầu tư, số tiền thu hồi (tiền gốc, lãi), số dư nợ đầu tư cuối năm.
Theo đó, khi muốn thực hiện hoạt động đầu tư cho ngân sách nhà nước vay, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải căn cứ tình hình thu, chi quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp hằng năm và các hình thức đầu tư quy định tại Điều 4 Nghị định 30/2016/NĐ-CP để xây dựng phương án đầu tư trình Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông qua.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?