Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội dựa trên đề nghị của ai? Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội theo trình tự nào?
Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội dựa trên đề nghị của ai?
Căn cứ vào Điều 8 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định về bầu các chức danh trong bộ máy nhà nước như sau:
Bầu các chức danh trong bộ máy nhà nước
1. Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội trong số các đại biểu Quốc hội theo danh sách đề cử chức vụ từng người của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa trước.
2. Quốc hội bầu Chủ tịch nước trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Quốc hội bầu Phó Chủ tịch nước trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước.
3. Quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
4. Quốc hội bầu Thủ tướng Chính phủ trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước.
5. Quốc hội bầu Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo đề nghị của Chủ tịch nước.
6. Quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước, Tổng thư ký Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
7. Ngoài những người do cơ quan hoặc người có thẩm quyền quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này đề nghị, Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội quyết định danh sách những người ứng cử để bầu vào chức danh quy định tại Điều này trong trường hợp đại biểu Quốc hội ứng cử hoặc giới thiệu thêm người ứng cử.
8. Sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp.
Như vậy, Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội trong số các đại biểu Quốc hội theo danh sách đề cử chức vụ từng người của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa trước.
Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội theo trình tự nào? (Hình từ Internet)
Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội theo trình tự nào?
Theo khoản 3 Điều 32 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 (Có hiệu lực từ 15/03/2023) thì trình tự Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội được thực hiện như sau:
(1) Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
(2) Ngoài danh sách do Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước đề nghị, đại biểu Quốc hội có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào các chức danh Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; người được giới thiệu ứng cử có quyền rút khỏi danh sách người ứng cử.
(3) Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội khóa trước có thể họp với các Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi về các vấn đề có liên quan.
(4) Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; trình Quốc hội quyết định danh sách người ứng cử do đại biểu Quốc hội giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử (nếu có).
(5) Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
(6) Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu.
(7) Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội bằng hình thức bỏ phiếu kín.
(8) Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu, kết quả biểu quyết.
(9) Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước trình Quốc hội dự thảo nghị quyết bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
(10) Quốc hội thảo luận.
(11) Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo nghị quyết.
(12) Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.
(13) Chủ tịch Quốc hội tuyên thệ.
Trước đây, vấn đề này được tư vấn như sau:
Căn cứ vào Điều 30 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 102/2015/QH13 (Hết hiệu lực từ 15/03/2023) quy định như sau:
Trình tự quyết định số Phó Chủ tịch Quốc hội, số Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội; bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội
1. Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khoá Quốc hội, Quốc hội quyết định số Phó Chủ tịch Quốc hội, số Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội theo trình tự sau đây:
a) Ủy ban thường vụ Quốc hội khoá trước trình Quốc hội số Phó Chủ tịch Quốc hội, số Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội;
b) Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội khoá trước có thể họp với các Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi về các vấn đề có liên quan;
c) Ủy ban thường vụ Quốc hội khoá trước báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội;
d) Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết về số Phó Chủ tịch Quốc hội, số Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Tại các kỳ họp sau kỳ họp thứ nhất, trong trường hợp cần thiết, Quốc hội quyết định số Phó Chủ tịch Quốc hội, số Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội theo trình tự quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội, Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội theo trình tự sau đây:
a) Ủy ban thường vụ Quốc hội khoá trước trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội;
b) Ngoài danh sách do Ủy ban thường vụ Quốc hội khoá trước đề nghị, đại biểu Quốc hội có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào các chức danh Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội; người được giới thiệu ứng cử có quyền rút khỏi danh sách người ứng cử;
c) Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội khoá trước có thể họp với các Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi về các vấn đề có liên quan;
d) Ủy ban thường vụ Quốc hội khoá trước báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội; trình Quốc hội quyết định danh sách người ứng cử do đại biểu Quốc hội giới thiệu hoặc tự ứng cử;
đ) Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội;
e) Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu;
g) Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội bằng hình thức bỏ phiếu kín;
h) Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu, biểu quyết;
i) Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội;
k) Chủ tịch Quốc hội tuyên thệ.
4. Tại các kỳ họp sau kỳ họp thứ nhất, trong trường hợp cần thiết, Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội theo trình tự quy định tại khoản 1 Điều này.
Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội, Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội theo trình tự sau đây:
Bước 1: Ủy ban thường vụ Quốc hội khoá trước trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội;
Bước 2: Ngoài danh sách do Ủy ban thường vụ Quốc hội khoá trước đề nghị, đại biểu Quốc hội có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào chức danh Chủ tịch Quốc hội; người được giới thiệu ứng cử có quyền rút khỏi danh sách người ứng cử;
Bước 3: Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội khoá trước có thể họp với các Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi về các vấn đề có liên quan;
Bước 4: Ủy ban thường vụ Quốc hội khoá trước báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội; trình Quốc hội quyết định danh sách người ứng cử do đại biểu Quốc hội giới thiệu hoặc tự ứng cử;
Bước 5: Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch Quốc hội;
Bước 6: Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu;
Bước 7: Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội bằng hình thức bỏ phiếu kín;
Bước 8: Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu, biểu quyết;
Bước 9: Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết bầu Chủ tịch Quốc hội;
Bước 10: Chủ tịch Quốc hội tuyên thệ.
*Tại các kỳ họp sau kỳ họp thứ nhất, trong trường hợp cần thiết, Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội theo trình tự quy định tại khoản 1 Điều này.
Nếu như 2 người có số phiếu ngang nhau thì xác định người trúng cử như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 29 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 (Có hiệu lực từ 15/03/2023) quy định như sau:
Ban kiểm phiếu
...
3. Ban kiểm phiếu xác định kết quả biểu quyết bằng bỏ phiếu kín theo nguyên tắc sau đây:
a) Trường hợp biểu quyết bầu các chức danh trong bộ máy nhà nước, người được quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành so với tổng số đại biểu Quốc hội và được nhiều phiếu tán thành hơn thì trúng cử. Trường hợp cùng bầu một chức danh mà nhiều người được số phiếu tán thành ngang nhau và đạt quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành so với tổng số đại biểu Quốc hội thì Quốc hội biểu quyết lại việc bầu chức danh này trong số những người được số phiếu hợp lệ tán thành ngang nhau. Trong số những người được đưa ra biểu quyết lại, người được số phiếu tán thành nhiều hơn là người trúng cử; nếu biểu quyết lại mà nhiều người vẫn được số phiếu tán thành ngang nhau thì người nhiều tuổi hơn là người trúng cử;
b) Việc phê chuẩn các chức danh trong bộ máy nhà nước phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành;
c) Việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội; việc miễn nhiệm, bãi nhiệm, phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
Việc bãi nhiệm đại biểu Quốc hội phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
...
Như vậy, trường hợp cùng bầu một chức danh mà nhiều người được số phiếu tán thành ngang nhau và đạt quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành so với tổng số đại biểu Quốc hội thì Quốc hội biểu quyết lại việc bầu chức danh này trong số những người được số phiếu hợp lệ tán thành ngang nhau.
Trong số những người được đưa ra biểu quyết lại, người được số phiếu tán thành nhiều hơn là người trúng cử; nếu biểu quyết lại mà nhiều người vẫn được số phiếu tán thành ngang nhau thì người nhiều tuổi hơn là người trúng cử.
Trước đây, vấn đề này được tư vấn như sau:
Căn cứ vào khoản 3 Điều 27 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 102/2015/QH13 (Hết hiệu lực từ 15/03/2023) quy định như sau:
Ban kiểm phiếu
...
3. Ban kiểm phiếu xác định kết quả biểu quyết bằng bỏ phiếu kín theo nguyên tắc sau đây:
a) Trường hợp biểu quyết bầu các chức danh trong bộ máy nhà nước, người được quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành so với tổng số đại biểu Quốc hội và được nhiều phiếu tán thành hơn thì trúng cử. Trường hợp cùng bầu một chức danh mà nhiều người được số phiếu tán thành ngang nhau và đạt quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành so với tổng số đại biểu Quốc hội thì Quốc hội biểu quyết lại việc bầu chức danh này trong số những người được số phiếu hợp lệ tán thành ngang nhau. Trong số những người được đưa ra biểu quyết lại, người được số phiếu tán thành nhiều hơn là người trúng cử; nếu biểu quyết lại mà nhiều người vẫn được số phiếu tán thành ngang nhau thì người nhiều tuổi hơn là người trúng cử;
b) Việc phê chuẩn các chức danh trong bộ máy nhà nước phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành;
c) Việc miễn nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ; phê chuẩn miễn nhiệm, cách chức phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
Việc bãi nhiệm đại biểu Quốc hội phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
...
Như vậy, trường hợp biểu quyết bầu các chức danh trong bộ máy nhà nước, người được quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành so với tổng số đại biểu Quốc hội và được nhiều phiếu tán thành hơn thì trúng cử.
- Trường hợp cùng bầu một chức danh mà nhiều người được số phiếu tán thành ngang nhau và đạt quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành so với tổng số đại biểu Quốc hội thì Quốc hội biểu quyết lại việc bầu chức danh này trong số những người được số phiếu hợp lệ tán thành ngang nhau.
- Trong số những người được đưa ra biểu quyết lại, người được số phiếu tán thành nhiều hơn là người trúng cử; nếu biểu quyết lại mà nhiều người vẫn được số phiếu tán thành ngang nhau thì người nhiều tuổi hơn là người trúng cử.
>>> Xem thêm: Tổng hợp các quy định hiện hành liên quan đến tổ chức Quốc hội tại đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?