Quốc hiệu được trình bày trong nghị quyết của Quốc hội có cỡ chữ là bao nhiêu? Số trong nghị quyết của Quốc hội được thể hiện bằng số nào?
Quốc hiệu được trình bày trong nghị quyết của Quốc hội có cỡ chữ là bao nhiêu?
Quốc hiệu được trình bày trong nghị quyết của Quốc hội có cỡ chữ được quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị quyết 351/2017/UBTVQH14 có quy định về trình bày nội dung văn bản như sau:
Trình bày Quốc hiệu, Tiêu ngữ
1. Quốc hiệu được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 12, kiểu chữ đứng, đậm, đặt cân đối ở phía trên cùng, bên phải trang đầu tiên của văn bản.
2. Tiêu ngữ được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm, đặt canh giữa phía dưới Quốc hiệu; chữ cái đầu của các từ được viết hoa, giữa các từ có gạch nối (-), có cách chữ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ.
Như vậy, theo quy định trên thì quốc hiệu được trình bày trong nghị quyết của Quốc hội có cỡ chữ là 12.
Quốc hiệu được trình bày trong nghị quyết của Quốc hội có cỡ chữ là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Số trong nghị quyết của Quốc hội được thể hiện bằng số nào?
Số trong nghị quyết của Quốc hội được thể hiện bằng số theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị quyết 351/2017/UBTVQH14 có quy định như sau:
Trình bày số, đơn vị đo lường, ký hiệu, công thức trong văn bản
1. Số trong văn bản phải được thể hiện bằng số Ả Rập, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Số chỉ khóa Quốc hội, số chỉ thứ tự của phần, chương được thể hiện bằng số La Mã.
3. Tên và cách thức trình bày của đơn vị đo lường được thực hiện theo quy định của pháp luật về đo lường.
4. Ký hiệu, công thức trong văn bản có phần chú giải kèm theo.
Như vậy, theo quy định trên thì số trong nghị quyết của Quốc hội được thể hiện bằng số Ả Rập, trừ số chỉ khóa Quốc hội, số chỉ thứ tự của phần, chương được thể hiện bằng số La Mã.
Việc trình bày bố cục trong nghị quyết của Quốc hội phải bảo đảm các nguyên tắc nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 17 Nghị quyết 351/2017/UBTVQH14 có quy định về trình bày bố cục của văn bản như sau:
Trình bày bố cục của văn bản
1. Việc sắp xếp các quy định về cùng một vấn đề trong phần, chương, mục, tiểu mục phải bảo đảm nguyên tắc sau đây:
a) Quy định chung được trình bày trước quy định cụ thể;
b) Quy định về nội dung được trình bày trước quy định về thủ tục;
c) Quy định về quyền và nghĩa vụ được trình bày trước quy định về chế tài;
d) Quy định phổ biến được trình bày trước quy định đặc thù;
đ) Quy định chung được trình bày trước quy định ngoại lệ.
2. Việc trình bày bố cục của văn bản phải bảo đảm nguyên tắc sau đây:
a) Phần là bố cục lớn nhất được trình bày trong văn bản; nội dung của các phần trong văn bản phải độc lập với nhau;
b) Chương là bố cục lớn thứ hai được trình bày trong văn bản hoặc trong phần của văn bản; các chương trong văn bản phải có nội dung tương đối độc lập, có tính hệ thống và lô-gích với nhau;
c) Mục là bố cục lớn thứ ba được trình bày trong chương của văn bản; việc phân chia các mục theo nội dung tương đối độc lập, có tính hệ thống và lô- gích với nhau;
d) Tiểu mục là bố cục lớn thứ tư được trình bày trong mục của văn bản; việc phân chia các tiểu mục theo nội dung tương đối độc lập, có tính hệ thống và lô-gích với nhau;
đ) Điều là bố cục cơ bản của văn bản. Nội dung của điều phải thể hiện đầy đủ, trọn ý và trọn câu, đúng ngữ pháp; trong điều có thể có khoản, điểm;
e) Khoản được trình bày trong điều khi nội dung của điều có các ý tương đối độc lập với nhau. Nội dung mỗi khoản phải được thể hiện đầy đủ một ý;
g) Điểm được trình bày trong khoản khi nội dung của khoản có nhiều ý tương đối độc lập với nhau. Nội dung mỗi điểm phải được thể hiện đầy đủ một ý.
Như vậy, theo quy định trên thì việc trình bày bố cục trong nghị quyết của Quốc hội phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
- Phần là bố cục lớn nhất được trình bày trong văn bản; nội dung của các phần trong văn bản phải độc lập với nhau;
- Chương là bố cục lớn thứ hai được trình bày trong văn bản hoặc trong phần của văn bản; các chương trong văn bản phải có nội dung tương đối độc lập, có tính hệ thống và lô-gích với nhau;
- Mục là bố cục lớn thứ ba được trình bày trong chương của văn bản; việc phân chia các mục theo nội dung tương đối độc lập, có tính hệ thống và lô- gích với nhau;
- Tiểu mục là bố cục lớn thứ tư được trình bày trong mục của văn bản; việc phân chia các tiểu mục theo nội dung tương đối độc lập, có tính hệ thống và lô-gích với nhau;
- Điều là bố cục cơ bản của văn bản. Nội dung của điều phải thể hiện đầy đủ, trọn ý và trọn câu, đúng ngữ pháp; trong điều có thể có khoản, điểm;
- Khoản được trình bày trong điều khi nội dung của điều có các ý tương đối độc lập với nhau. Nội dung mỗi khoản phải được thể hiện đầy đủ một ý;
- Điểm được trình bày trong khoản khi nội dung của khoản có nhiều ý tương đối độc lập với nhau. Nội dung mỗi điểm phải được thể hiện đầy đủ một ý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiền đang chuyển là tài khoản gì? Hướng dẫn phương pháp kế toán tài khoản tiền đang chuyển thế nào?
- Công tác thu thập thông tin giá tài sản, hàng hóa dịch vụ có được thực hiện từ nguồn thông tin về giá trúng đấu giá, đấu thầu không?
- Những điểm mới của Quy chế bầu cử trong Đảng? Điều khoản thi hành của Quy chế bầu cử trong Đảng?
- Bán vật phẩm ảo trong game, mua vật phẩm trong game giữa những người chơi với nhau từ 25/12/2024 bị cấm đúng không?
- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nào? Người khai hải quan kê khai và nộp thuế chống trợ cấp dựa trên căn cứ nào?