Quảng cáo dịch vụ khám, chữa bệnh sâu răng có vi phạm pháp luật không? Vi phạm về quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh sâu răng sẽ bị xử phạt ra sao?
Quảng cáo dịch vụ khám, chữa bệnh sâu răng có bị cấm hay không?
Quảng cáo dịch vụ khám, chữa bệnh sâu răng có vi phạm?
Căn cứ Điều 7 Luật Quảng cáo 2012 về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo:
“1. Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Thuốc lá.
3. Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.
4. Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo.
5. Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.
6. Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục.
7. Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực.
8. Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác do Chính phủ quy định khi có phát sinh trên thực tế.”
Danh sách những dịch vụ bị cấm quảng cáo không đề cập đến dịch vụ khám, chữa bệnh sâu răng. Như vậy, việc quảng cáo dịch vụ khám, chữa bệnh sâu răng cho bà của bạn là không bị cấm. Tuy nhiên việc quảng cáo dịch vụ khám, chữa bệnh sâu răng vẫn phải tuân thủ theo một số quy định của pháp luật về quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
Quy định về quảng cáo dịch vụ khám, chữa bệnh sâu răng
Căn cứ Điều 9 Nghị định 181/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật quảng cáo về quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh:
- Nội dung quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải phù hợp với Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
- Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải có các nội dung sau đây:
+ Tên, địa chỉ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi được cấp phép hoạt động;
+ Phạm vi hoạt động chuyên môn kỹ thuật chính ghi trong Giấy phép hoạt động hoặc Chứng chỉ hành nghề đã được cơ quan có thẩm quyền về y tế cấp phép.
Theo đó, việc quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh sâu răng phải đáp ứng các quy định của pháp luật về quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được nêu cụ thể như trên.
Vi phạm về quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh sâu răng sẽ bị xử phạt như thế nào?
Điều 56 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo về vi phạm các quy định về quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh như sau:
“1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thiếu nội dung về phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo việc chẩn đoán, lựa chọn giới tính phôi, thai nhi;
b) Quảng cáo, môi giới việc hiến, nhận bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khi chưa có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.”
Theo đó, việc quảng cáo cho dịch vụ khám chữa bệnh sâu răng của bà bạn nếu vi phạm các quy định về quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thì sẽ có thể bị xử phạt với số tiền lên đến 40.000.000 đồng đối với cá nhân, còn đối với tổ chức thì mức xử phạt có thể lên đến 80.000.000 đồng theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP.
Bên cạnh đó, còn có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 06 tháng như một hình thức phạt bổ sung. Mặt khác còn có thể bị buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo như một biện pháp khắc phục hậu quả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cước hành lý khi đi máy bay có phải là công tác phí không? Người đi công tác được thanh toán chi phí cước hành lý trong trường hợp nào?
- Học sinh người dân tộc thiểu số có được học vượt lớp không? Có được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình không?
- Trong giao dịch chuyển tiền điện tử, người thụ hưởng có thể đồng thời là người khởi tạo hay không?
- Trường hợp kê biên tài sản của người phải thi hành án dân sự là tài sản thế chấp thì xử lý thế nào?
- Mức trần tiền ký quỹ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là bao nhiêu? Người lao động có được trả lãi khi nộp tiền ký quỹ?