Quản trị dự án là gì? Quản trị dự án bao gồm những vấn đề nào? Các thành phần của quản trị dự án?
Quản trị dự án là gì? Quản trị dự án bao gồm những vấn đề nào?
Căn cứ tiểu mục 3.6 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11866:2017 (ISO 21500:2012) về Hướng dẫn quản lý dự án quy định thì: Quản trị dự án là khuôn khổ để chỉ đạo và kiểm soát tổ chức. Quản trị dự án bao gồm, nhưng không giới hạn ở các lĩnh vực quản trị của tổ chức mà liên quan đặc biệt đến các hoạt động của dự án.
Quản trị dự án có thể bao gồm các vấn đề sau đây:
- Xác định cấu trúc quản lý:
- Các chính sách, quá trình và phương pháp luận được sử dụng;
- Giới hạn về quyền hạn ra quyết định;
- Trách nhiệm và trách nhiệm giải trình của các bên liên quan;
- Các tương tác như báo cáo và trình chuyển các vấn đề hoặc rủi ro từ cấp thấp hơn lên cấp cao hơn.
Trách nhiệm duy trì sự quản trị thích hợp của một dự án thường được giao cho nhà tài trợ dự án hoặc cho ban điều hành dự án.
Quản trị dự án là gì? Quản trị dự án bao gồm những vấn đề nào? (Hình từ Internet)
Các thành phần của quản trị dự án?
Các thành phần của quản trị dự án được quy định tại tiểu mục 3.8 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11866:2017 (ISO 21500:2012) về Hướng dẫn quản lý dự án như sau:
Các khái niệm về quản lý dự án
...
3.8 Các bên liên quan và tổ chức dự án
Các bên liên quan đến dự án, bao gồm cả tổ chức dự án, cần được mô tả thật chi tiết để dự án đạt được thành công. Vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan cần được xác định và truyền đạt căn cứ vào mục đích của tổ chức và dự án. Các bên liên quan đến dự án điển hình được thể hiện trên Hình 4.
Các điểm chung của các bên liên quan cần được quản lý trong phạm vi dự án thông qua các quá trình quản lý dự án được mô tả trong Điều 4.
Tổ chức dự án là cơ cấu tạm thời bao gồm các vai trò, trách nhiệm, cấp độ thẩm quyền và ranh giới của dự án cần được xác định và thông báo tới tất cả các bên liên quan của dự án. Tổ chức dự án có thể phụ thuộc vào các thỏa thuận pháp lý, thương mại, các thỏa thuận liên thông hoặc các thỏa thuận khác tồn tại giữa các bên liên quan đến dự án.
Tổ chức dự án có thể bao gồm các vai trò và trách nhiệm sau:
a) nhà quản lý dự án là người lãnh đạo và quản lý các hoạt động của dự án và chịu trách nhiệm về việc hoàn thành dự án;
b) nhóm quản lý dự án là nhóm hỗ trợ nhà quản lý dự án trong việc lãnh đạo và quản lý các hoạt động của dự án;
c) nhóm dự án thực hiện các hoạt động của dự án.
Quản trị dự án có thể bao gồm những thành phần sau:
- nhà tài trợ dự án, người ủy thác dự án, ra quyết định điều hành và giải quyết các vấn đề và mâu thuẫn vượt quá thẩm quyền của nhà quản lý dự án;
- ban chỉ đạo dự án đóng góp cho dự án thông qua việc đưa ra chỉ dẫn cấp cao hơn cho dự án.
...
Theo đó, quản trị dự án có thể bao gồm những thành phần sau:
- Nhà tài trợ dự án, người ủy thác dự án, ra quyết định điều hành và giải quyết các vấn đề và mâu thuẫn vượt quá thẩm quyền của nhà quản lý dự án;
- Ban chỉ đạo dự án đóng góp cho dự án thông qua việc đưa ra chỉ dẫn cấp cao hơn cho dự án.
Để quản lý dự án có hiệu quả trong toàn bộ vòng đời dự án, cần thực hiện hoạt động gì?
Căn cứ tiểu mục 3.10 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11866:2017 (ISO 21500:2012) về Hướng dẫn quản lý dự án quy định như sau:
Các khái niệm về quản lý dự án
...
3.10 Vòng đời dự án
Các dự án thường được tổ chức thành các giai đoạn được xác định theo các nhu cầu về quản trị và kiểm soát. Các giai đoạn này cần tuân theo trình tự lôgic, có sự bắt đầu và kết thúc và cần sử dụng các nguồn lực để đưa ra các sản phẩm bàn giao. Để quản lý dự án có hiệu quả trong toàn bộ vòng đời dự án, cần thực hiện hàng loạt hoạt động trong từng giai đoạn. Các giai đoạn của dự án được gọi chung là vòng đời dự án.
Vòng đời dự án là quãng thời gian kéo dài kể từ khi bắt đầu đến khi kết thúc dự án. Các giai đoạn được phân chia bởi các thời điểm quyết định, có thể khác nhau tùy thuộc vào môi trường của tổ chức. Các thời điểm quyết định này tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản trị dự án. Khi kết thúc giai đoạn cuối, dự án cần đưa ra tất cả các sản phẩm bàn giao.
Để quản lý một dự án trong suốt vòng đời dự án, các quá trình quản lý dự án cần được sử dụng cho toàn bộ dự án hoặc từng giai đoạn riêng biệt đối với từng nhóm hoặc tiểu dự án.
...
Như vậy, để quản lý dự án có hiệu quả trong toàn bộ vòng đời dự án, cần thực hiện hàng loạt hoạt động trong từng giai đoạn. Các giai đoạn của dự án được gọi chung là vòng đời dự án.
Theo đó, vòng đời dự án là quãng thời gian kéo dài kể từ khi bắt đầu đến khi kết thúc dự án. Các giai đoạn được phân chia bởi các thời điểm quyết định, có thể khác nhau tùy thuộc vào môi trường của tổ chức. Các thời điểm quyết định này tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản trị dự án. Khi kết thúc giai đoạn cuối, dự án cần đưa ra tất cả các sản phẩm bàn giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?