Quản trị buồng phòng trình độ cao đẳng là ngành, nghề như thế nào? Học ngành này sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
Quản trị buồng phòng trình độ cao đẳng là ngành, nghề như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Phần 6 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực du lịch, khách sạn, thể thao và dịch vụ cá nhân (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 55/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Giới thiệu chung về ngành, nghề
Quản trị buồng phòng trình độ cao đẳng là ngành, nghề trực tiếp tham gia phục vụ, kiểm soát và quản lý chất lượng dịch vụ lưu trú trong doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Nhiệm vụ của ngành, nghề quản trị buồng phòng bao gồm: quản lý cơ sở vật chất trong khu vực buồng ngủ; thiết kế bài trí trang thiết bị đồng bộ giữa các buồng; đảm bảo vệ sinh sạch sẽ các khu vực như: buồng ngủ (phòng ngủ, phòng tắm, phòng khách…), khu vực công cộng; cung cấp và kiểm soát dịch vụ giặt là, dịch vụ đồ vải; đảm bảo an toàn, an ninh cho khách hàng theo quy định; quản lý, giám sát nhân sự và đánh giá kết quả công việc một cách chặt chẽ nhằm đạt hiệu quả chất lượng dịch vụ cao.
Người làm việc trong bộ phận buồng phòng tại các khách sạn, khu resort hoặc các cơ sở kinh doanh lưu trú có điều kiện môi trường làm việc rất đa dạng, yêu cầu về an toàn - vệ sinh và sức khỏe. Cường độ làm việc khá cao và chịu áp lực lớn về thời gian phục vụ, yêu cầu đảm bảo sự hài lòng đa dạng của khách du lịch. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ, cần phải đảm bảo các điều kiện làm việc thiết yếu như: cơ sở vật chất kỹ thuật khách sạn hợp lý, các loại thiết bị, dụng cụ phù hợp với tiêu chuẩn của từng công việc; các phần mềm quản trị; thông tin liên lạc và có các quy định đồng bộ và chuẩn cung cấp dịch vụ, quản lý.
Để hành nghề, người lao động phải có sức khỏe tốt, có ngoại hình phù hợp, đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc. Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập để nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, ứng xử tốt trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, thật thà, chi tiết, rõ ràng; xây dựng ý thức nghề, tính chuyên nghiệp và sự say mê nghề.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1800 giờ (tương đương 65 tín chỉ).
Như vậy, quản trị buồng phòng trình độ cao đẳng là ngành, nghề trực tiếp tham gia phục vụ, kiểm soát và quản lý chất lượng dịch vụ lưu trú trong doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Ngành quản trị buồng phòng (Hình từ Internet)
Học ngành quản trị buồng phòng trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Phần 6 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 55/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Phục vụ buồng khách;
- Vệ sinh khu vực công cộng;
- Giặt là;
- Cắm hoa;
- Cung cấp hoa quả;
- Trực buồng;
- Quản lý kho bộ phận buồng;
- Giám sát khu vực buồng;
- Giám sát khu vực công cộng;
- Giám sát khu vực giặt là;
- Điều hành bộ phận buồng phòng.
Như vậy, học ngành quản trị buồng phòng trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc trên.
Người học ngành quản trị buồng phòng trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 6 Mục A Phần 6 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 55/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề quản trị buồng phòng trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.
Như vậy, người học ngành quản trị buồng phòng trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như sau:
- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề quản trị buồng phòng trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.
Tải Quy định về ngành, nghề quản trị buồng phòng mới nhất năm 2023. Tải về
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?