Quan trắc môi trường là gì? Những tổ chức nào tham gia hệ thống quan trắc môi trường? Việc quan trắc nước thải, quan trắc bụi, khí thải công nghiệp được quy định như thế nào?

Tôi đang tìm hiểu về bảo vệ môi trường tuy nhiên khái niệm quan trắc môi trường còn khá mới mẻ với tôi, tôi muốn hỏi hệ thống quan trắc môi trường bao gồm những loại nào? Những tổ chức nào tham gia hệ thống quan trắc môi trường? Những đối tượng nào phải được quan trắc môi trường? Việc quan trắc nước thải, quan trắc bụi và khí thải công nghiệp được quy định như thế nào? Rất mong được giải đáp?

Quan trắc môi trường là gì?

Căn cứ khoản 25 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về khái niệm quan trắc môi trường như sau:

Quan trắc môi trường là việc theo dõi liên tục, định kỳ, đột xuất, có hệ thống về thành phần môi trường, các nhân tố tác động đến môi trường, chất thải nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng môi trường, diễn biến chất lượng môi trường và tác động xấu đến môi trường.

Hệ thống quan trắc môi trường bao gồm những loại nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 107 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về hệ thống quan trắc môi trường bao gồm:

- Quan trắc môi trường quốc gia là mạng lưới các trạm, vị trí quan trắc môi trường nền và môi trường tác động phục vụ việc quan trắc, cung cấp thông tin chất lượng môi trường nền và môi trường tác động tại các khu vực có tính chất liên vùng, liên tỉnh, xuyên biên giới;

- Quan trắc môi trường cấp tỉnh là mạng lưới các trạm, vị trí quan trắc môi trường nền và môi trường tác động phục vụ việc quan trắc, cung cấp thông tin chất lượng môi trường nền và môi trường tác động tại các khu vực trên địa bàn;

- Quan trắc môi trường phục vụ quản lý ngành, lĩnh vực quy định tại Điều 109 của Luật này;

- Quan trắc môi trường tại dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp;

- Quan trắc đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên.

Quan trắc môi trường là gì?

Quan trắc môi trường là gì?

Những tổ chức nào tham gia hệ thống quan trắc môi trường?

Căn cứ khoản 2 Điều 107 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về các tổ chức tham gia hệ thống quan trắc môi trường bao gồm:

- Cơ quan quản lý nhà nước về quan trắc môi trường;

- Tổ chức lấy mẫu, đo đạc mẫu môi trường tại hiện trường;

- Phòng thí nghiệm, phân tích mẫu môi trường;

- Tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị quan trắc môi trường;

- Tổ chức quản lý, xử lý số liệu và lập báo cáo kết quả quan trắc môi trường.

Những đối tượng nào phải được quan trắc môi trường?

Căn cứ Điều 108 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về đối tượng quan trắc môi trường như sau:

- Thành phần môi trường phải được quan trắc bao gồm:

+ Môi trường nước gồm nước mặt, nước dưới đất, nước biển;

+ Môi trường không khí xung quanh;

+ Môi trường đất, trầm tích;

+ Đa dạng sinh học;

+ Tiếng ồn, độ rung, bức xạ, ánh sáng.

- Nguồn thải, chất thải, chất ô nhiễm phải được quan trắc bao gồm:

+ Nước thải, khí thải;

+ Chất thải công nghiệp phải kiểm soát để phân định chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật;

+ Phóng xạ;

+ Chất ô nhiễm khó phân hủy phát thải và tích tụ trong môi trường;

+ Các chất ô nhiễm khác.

Việc quan trắc nước thải, quan trắc bụi và khí thải công nghiệp được quy định như thế nào?

(1) Quan trắc nước thải

Căn cứ Điều 111 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về quan trắc nước thải như sau:

- Đối tượng phải quan trắc nước thải tự động, liên tục bao gồm:

+ Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp xả nước thải ra môi trường;

+ Dự án đầu tư, cơ sở thuộc loại hình có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với lưu lượng xả nước thải trung bình trở lên ra môi trường;

+ Dự án đầu tư, cơ sở không thuộc loại hình có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với lưu lượng xả nước thải lớn ra môi trường.

- Đối tượng phải quan trắc nước thải định kỳ bao gồm:

+ Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp xả nước thải ra môi trường;

+ Dự án đầu tư, cơ sở có lưu lượng xả nước thải lớn ra môi trường.

- Việc quan trắc nước thải tự động, liên tục phải đáp ứng quy định kỹ thuật về quan trắc môi trường. Dữ liệu của hệ thống quan trắc được truyền trực tiếp đến cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh.

- Việc quan trắc nước thải định kỳ phải bảo đảm thời gian, tần suất, thông số theo quy định của pháp luật đối với các thông số đã được quan trắc tự động, liên tục thì không phải quan trắc định kỳ.

- Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:

+ Giám sát dữ liệu quan trắc nước thải tự động, liên tục; đánh giá kết quả quan trắc nước thải tự động, liên tục và so sánh với giá trị tối đa cho phép các thông số ô nhiễm theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường về nước thải; theo dõi, kiểm tra việc khắc phục trong trường hợp dữ liệu quan trắc bị gián đoạn; phát hiện thông số giám sát vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường và đề xuất biện pháp xử lý theo quy định;

+ Tổng hợp, truyền số liệu quan trắc nước thải tự động, liên tục trên địa bàn về Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định.

- Khuyến khích đối tượng không thuộc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thực hiện quan trắc nước thải để tự theo dõi, giám sát hệ thống, thiết bị xử lý nước thải của mình.

- Chính phủ quy định chi tiết đối tượng phải quan trắc nước thải; thông số, lộ trình thực hiện quan trắc nước thải tự động, liên tục; thời gian và tần suất quan trắc nước thải định kỳ.

- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định kỹ thuật về quan trắc nước thải.

(2) Quan trắc bụi và khí thải công nghiệp

Căn cứ Điều 112 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về quan trắc bụi và khí thải công nghiệp như sau:

- Đối tượng phải quan trắc bụi, khí thải công nghiệp tự động, liên tục gồm dự án đầu tư, cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường không khí với lưu lượng xả bụi, khí thải lớn ra môi trường.

- Đối tượng phải quan trắc bụi, khí thải công nghiệp định kỳ gồm dự án đầu tư, cơ sở có lưu lượng xả thải lớn ra môi trường.

- Việc quan trắc bụi, khí thải công nghiệp tự động, liên tục phải đáp ứng quy định kỹ thuật về quan trắc môi trường. Dữ liệu của hệ thống quan trắc được truyền trực tiếp đến cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh.

- Việc quan trắc bụi, khí thải công nghiệp định kỳ phải bảo đảm thời gian, tần suất, thông số theo quy định của pháp luật. Đối với các thông số đã được quan trắc tự động, liên tục thì không phải quan trắc định kỳ.

- Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:

+ Giám sát dữ liệu quan trắc khí thải công nghiệp tự động, liên tục; đánh giá kết quả quan trắc khí thải công nghiệp tự động, liên tục và so sánh với giá trị tối đa cho phép đối với các thông số ô nhiễm theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường về khí thải; theo dõi, kiểm tra việc khắc phục trong trường hợp dữ liệu quan trắc bị gián đoạn; phát hiện thông số giám sát vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường và đề xuất biện pháp xử lý theo quy định;

+ Tổng hợp, truyền số liệu quan trắc khí thải công nghiệp tự động, liên tục trên địa bàn về Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định.

- Khuyến khích đối tượng không thuộc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thực hiện quan trắc bụi, khí thải công nghiệp để tự theo dõi, giám sát hệ thống, thiết bị xử lý bụi, khí thải của mình.

- Chính phủ quy định chi tiết đối tượng phải quan trắc bụi, khí thải công nghiệp; thông số, lộ trình thực hiện quan trắc khí thải công nghiệp tự động, liên tục; thời gian và tần suất quan trắc bụi, khí thải công nghiệp định kỳ.

- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định kỹ thuật về quan trắc bụi, khí thải công nghiệp.

Quan trắc môi trường
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Công ty quan trắc môi trường có được ưu đãi thuế không?
Pháp luật
Trong quan trắc môi trường lao động thì đối tượng nào cần yêu cầu phải tiến hành đánh giá Ergonomic?
Pháp luật
Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc quy định như thế nào? Hồ sơ thực hiện về quan trắc môi trường lao động gồm những gì và trong thời gian bao lâu?
Pháp luật
Nguyên tắc thực hiện quan trắc môi trường lao động được thực hiện như thế nào? Tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động cần đáp ứng điều kiện gì?
Pháp luật
Các quy định về quan trắc môi trường lao động được quy định như thế nào? Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc ra sao?
Pháp luật
Hoạt động quan trắc môi trường mà không có Giấy chứng nhận có bị phạt không? Mức phạt theo quy định là bao nhiêu?
Pháp luật
Doanh nghiệp không thực hiện đúng phương pháp quan trắc môi trường bị phạt hành chính bao nhiêu?
Pháp luật
Đơn vị tiến hành tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại hàng năm thì các yếu tố tối thiểu phải đo là yếu tố nào?
Pháp luật
Hành vi vi phạm các quy định về hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Quan trắc môi trường bao gồm các loại quan trắc nào? Tổ chức, cá nhân được khuyến khích tham gia quan trắc môi trường đúng không?
Pháp luật
Môi trường không khí có phải đối tượng được quan trắc môi trường không? Theo dõi định kỳ về chất thải có phải là hoạt động quan trắc môi trường?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quan trắc môi trường
4,733 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quan trắc môi trường

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quan trắc môi trường

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào