Quan trắc công trình đường sắt trong quá trình khai thác, sử dụng bắt buộc phải được thực hiện đối với những công trình nào?
Quan trắc công trình đường sắt trong quá trình khai thác, sử dụng bắt buộc phải được thực hiện đối với những công trình nào?
Theo khoản 4 Điều 3 Thông tư 03/2021/TT-BGTVT giải thích thì:
Quan trắc công trình đường sắt là hoạt động theo dõi, đo đạc, ghi nhận sự biến đổi về hình học, biến dạng, chuyển dịch và các thông số kỹ thuật khác của công trình và môi trường xung quanh theo thời gian.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Thông tư 03/2021/TT-BGTVT quy định về Quan trắc công trình, bộ phận công trình đường sắt trong quá trình khai thác, sử dụng như sau:
Quan trắc công trình, bộ phận công trình đường sắt trong quá trình khai thác, sử dụng
1. Quan trắc công trình, bộ phận công trình đường sắt trong quá trình khai thác, sử dụng bắt buộc phải được thực hiện đối với:
a) Các công trình đường sắt theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
b) Các công trình yêu cầu tại quy trình bảo trì công trình đường sắt;
c) Công trình đường sắt có dấu hiệu lún, nghiêng, nứt và các dấu hiệu bất thường khác có khả năng gây sập đổ công trình;
d) Các công trình đường sắt khác khi xảy ra sự cố có thể xảy ra thảm họa theo đề nghị của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt.
...
Theo quy định trên, quan trắc công trình đường sắt trong quá trình khai thác, sử dụng bắt buộc phải được thực hiện đối với:
- Các công trình đường sắt theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
- Các công trình yêu cầu tại quy trình bảo trì công trình đường sắt;
- Công trình đường sắt có dấu hiệu lún, nghiêng, nứt và các dấu hiệu bất thường khác có khả năng gây sập đổ công trình;
- Các công trình đường sắt khác khi xảy ra sự cố có thể xảy ra thảm họa theo đề nghị của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt.
Quan trắc công trình đường sắt (Hình từ Internet)
Quan trắc công trình đường sắt gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 13 Thông tư 03/2021/TT-BGTVT quy định về Quan trắc công trình, bộ phận công trình đường sắt trong quá trình khai thác, sử dụng như sau:
Quan trắc công trình, bộ phận công trình đường sắt trong quá trình khai thác, sử dụng
...
3. Nội dung quan trắc công trình đường sắt bao gồm: vị trí quan trắc, thông số quan trắc và giá trị giới hạn của các thông số này (biến dạng, chuyển vị, nghiêng, lún, nứt, võng), thời gian quan trắc, số lượng chu kỳ đo và các nội dung cần thiết khác. Phương án quan trắc phải quy định về phương pháp đo, các thiết bị đo, sơ đồ bố trí và cấu tạo các dấu mốc; tổ chức thực hiện quan trắc; phương pháp xử lý số liệu đo và các nội dung cần thiết khác.
...
Như vậy, nội dung quan trắc công trình đường sắt bao gồm:
- Vị trí quan trắc;
- Thông số quan trắc và giá trị giới hạn của các thông số này (biến dạng, chuyển vị, nghiêng, lún, nứt, võng);
- Thời gian quan trắc, số lượng chu kỳ đo và các nội dung cần thiết khác.
Phương án quan trắc phải quy định về phương pháp đo, các thiết bị đo, sơ đồ bố trí và cấu tạo các dấu mốc; tổ chức thực hiện quan trắc; phương pháp xử lý số liệu đo và các nội dung cần thiết khác.
Cơ quan nào tổ chức quan trắc công trình đường sắt trong quá trình khai thác, sử dụng?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 13 Thông tư 03/2021/TT-BGTVT quy định như sau:
Quan trắc công trình, bộ phận công trình đường sắt trong quá trình khai thác, sử dụng
...
5. Cục Đường sắt Việt Nam có trách nhiệm:
a) Tổ chức quan trắc công trình, bộ phận công trình đường sắt trong quá trình khai thác, sử dụng và lập báo cáo kết quả quan trắc, trong đó các số liệu quan trắc phải được đánh giá, so sánh với giá trị giới hạn cho phép nêu trong quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn có liên quan; đánh giá an toàn công trình theo các quy định hiện hành;
b) Báo cáo kết quả quan trắc, đề xuất kiến nghị Bộ Giao thông vận tải có biện pháp xử lý kịp thời đối với trường hợp số liệu quan trắc vượt quá giá trị cho phép hoặc có dấu hiệu bất thường.
6. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng có thời hạn, thuê quyền khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do nhà nước đầu tư tổ chức lập đề cương, trình Cục Đường sắt Việt Nam thẩm định, phê duyệt; tự phê duyệt dự toán, tổ chức thực hiện và lập báo cáo theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều này.
7. Việc thực hiện quan trắc công trình, bộ phận công trình đường sắt trong quá trình khai thác, sử dụng thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
Như vậy, Cục Đường sắt Việt Nam có trách nhiệm tổ chức quan trắc công trình đường sắt trong quá trình khai thác, sử dụng và lập báo cáo kết quả quan trắc, trong đó các số liệu quan trắc phải được đánh giá, so sánh với giá trị giới hạn cho phép nêu trong quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn có liên quan; đánh giá an toàn công trình theo các quy định hiện hành;
Đồng thời, báo cáo kết quả quan trắc, đề xuất kiến nghị Bộ Giao thông vận tải có biện pháp xử lý kịp thời đối với trường hợp số liệu quan trắc vượt quá giá trị cho phép hoặc có dấu hiệu bất thường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?