Quản tài viên là luật sư bị xử lý kỷ luật thì có bị tạm đình chỉ hành nghề quản lý thanh lý tài sản không?
Quản tài viên là luật sư bị xử lý kỷ luật thì có bị tạm đình chỉ hành nghề quản lý thanh lý tài sản không?
Quản tài viên được quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 22/2015/NĐ-CP như sau:
Tạm đình chỉ hành nghề đối với Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
1. Quản tài viên bị tạm đình chỉ hành nghề nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
c) Quản tài viên là luật sư bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp hoặc bị xử lý kỷ luật bằng hình thức tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn luật sư theo quy định của pháp luật về luật sư;
d) Quản tài viên là kiểm toán viên hành nghề bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, bị đình chỉ hành nghề kiểm toán theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán độc lập; quản tài viên là kiểm toán viên bị tước quyền sử dụng chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, trường hợp Quản tài viên là luật sư bị xử lý kỷ luật bằng hình thức tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn luật sư theo quy định của pháp luật về luật sư thì có thể bị tạm đình chỉ hành nghề quản lý thanh lý tài sản.
Quản tài viên là luật sư bị xử lý kỷ luật thì có bị tạm đình chỉ hành nghề quản lý thanh lý tài sản không? (Hình từ Internet)
Quyết định tạm đình chỉ hành nghề quản lý thanh lý tài sản được gửi cho những ai?
Quyết định tạm đình chỉ hành nghề quản lý thanh lý tài sản được quy định tại khoản 6 Điều 20 Nghị định 22/2015/NĐ-CP như sau:
Tạm đình chỉ hành nghề đối với Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
...
4. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trước thời hạn trong các trường hợp sau đây:
a) Có quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án hoặc bản án đã có hiệu lực của Tòa án tuyên không có tội đối với Quản tài viên quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
b) Quản tài viên không còn bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này;
c) Công ty hợp danh đáp ứng điều kiện quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 13 của Luật Phá sản; doanh nghiệp tư nhân đáp ứng điều kiện quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 13 của Luật Phá sản quy định tại Khoản 2 Điều này.
5. Sở Tư pháp có thẩm quyền tạm đình chỉ, gia hạn, hủy bỏ việc tạm đình chỉ hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản đối với Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
6. Quyết định tạm đình chỉ, gia hạn và hủy bỏ việc tạm đình chỉ hành nghề quản lý, thanh lý tài sản được gửi cho Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Quản tài viên hành nghề với tư cách cá nhân có địa chỉ giao dịch hoặc nơi doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản mà Quản tài viên bị tạm đình chỉ đang hành nghề có trụ sở, Bộ Tư pháp và công bố trên Cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp.
Như vậy, theo quy định, quyết định tạm đình chỉ hành nghề quản lý thanh lý tài sản được gửi cho những đối tượng sau đây:
(1) Quản tài viên;
(2) Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản;
(3) Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Quản tài viên hành nghề với tư cách cá nhân có địa chỉ giao dịch hoặc nơi doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản mà Quản tài viên bị tạm đình chỉ đang hành nghề có trụ sở;
(4) Bộ Tư pháp;
(5) Công bố trên Cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp.
Quản tài viên phải từ chối thực hiện hoạt động quản lý thanh lý tài sản trong các trường hợp nào?
Các trường hợp Quản tài viên phải từ chối thực hiện hoạt động quản lý, thanh lý tài sản được quy định tại Điều 19 Nghị định 22/2015/NĐ-CP như sau:
Các trường hợp Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải từ chối thực hiện hoạt động quản lý, thanh lý tài sản
Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải từ chối thực hiện hoạt động quản lý, thanh lý tài sản trong các trường hợp sau đây:
1. Là người có liên quan với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
2. Khi có căn cứ cho rằng Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản, cơ quan thi hành án dân sự có yêu cầu trái với quy định của pháp luật, nguyên tắc hành nghề quản lý, thanh lý tài sản hoặc không phù hợp với Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Quản tài viên.
3. Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định, Quản tài viên phải từ chối thực hiện hoạt động quản lý thanh lý tài sản trong các trường hợp sau đây:
(1) Là người có liên quan với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
(2) Khi có căn cứ cho rằng Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản, cơ quan thi hành án dân sự có yêu cầu trái với quy định của pháp luật, nguyên tắc hành nghề quản lý, thanh lý tài sản hoặc không phù hợp với Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Quản tài viên.
(3) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?