Quân nhân dự bị được tiến hành kiểm tra sức khỏe vào thời gian nào? Tổ kiểm tra sức khỏe quân nhân dự bị do cơ quan nào ra quyết định thành lập?
Quân nhân dự bị được tiến hành kiểm tra sức khỏe vào thời gian nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, việc kiểm tra sức khỏe được quy định như sau:
"1. Kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự là việc thực hiện kiểm tra, phân loại, kết luận sức khỏe đối với quân nhân dự bị."
Theo đó, tại Điều 13 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định cụ thể như sau:
"Điều 13. Quản lý sức khỏe quân nhân dự bị
1. Mọi quân nhân trước khi trở về địa phương (xuất ngũ, phục viên, chuyên ngành), quân y đơn vị có trách nhiệm tổ chức khám, phân loại sức khỏe, ghi vào phiếu sức khỏe quân nhân. Khi về địa phương, quân nhân còn trong độ tuổi dự bị phải nộp hồ sơ sức khỏe cho Ban Chỉ huy quân sự huyện để quản lý.
2. Quân nhân dự bị được kiểm tra sức khỏe trước mỗi đợt tập trung huấn luyện theo kế hoạch của Hội đồng Nghĩa vụ quân sự địa phương. Những quân nhân dự bị còn đủ sức khỏe theo tiêu chuẩn được tiếp tục bố trí vào các đơn vị dự bị động viên. Trường hợp không đủ tiêu chuẩn sức khỏe, Phòng Y tế huyện thông báo bằng văn bản đến Ban Chỉ huy quân sự huyện để đưa ra khỏi danh sách dự bị động viên của địa phương.
3. Trong các đợt huấn luyện và tập trung kiểm tra sẵn sàng động viên quân nhân dự bị, quân y của các đơn vị dự bị động viên có trách nhiệm theo dõi chặt chẽ về mặt sức khỏe của quân nhân dự bị.
4. Khi có lệnh động viên, Ban Chỉ huy quân sự huyện có trách nhiệm bàn giao toàn bộ hồ sơ sức khỏe của quân nhân dự bị cho đơn vị tiếp nhận quân nhân dự bị quản lý."
Theo đó, trước mỗi đợt tập trung huấn luyện theo kế hoạch của Hội đồng Nghĩa vụ quân sự địa phương, quân nhân dự bị sẽ được tiến hành kiểm tra sức khỏe theo đúng quy trình luật định.
Quân nhân dự bị được tiến hành kiểm tra sức khỏe vào thời gian nào? (Hình từ Internet)
Quân nhân dự bị khi tham gia kiểm tra sức khỏe phải tuân thủ những yêu cầu gì?
Căn cứ Điều 10 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, yêu cầu đối với công dân khi đi kiểm tra sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự được quy định cụ thể như sau:
"Điều 10. Yêu cầu đối với công dân khi đi kiểm tra, sơ tuyển, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
1. Phải xuất trình
a) Lệnh gọi khám sức khỏe hoặc kiểm tra sức khỏe của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện;
b) Giấy chứng minh nhân dân;
c) Các giấy tờ liên quan đến sức khỏe cá nhân (nếu có) để giao cho Hội đồng khám sức khỏe hoặc Tổ kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
2. Không uống rượu, bia hoặc dùng chất kích thích.
3. Chấp hành nội quy khu vực khám sức khỏe, kiểm tra sức khỏe.
4. Cấm các hành vi lợi dụng việc khám sức khỏe để trốn, tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự."
Tổ kiểm tra sức khỏe quân nhân dự bị do cơ quan nào ra quyết định thành lập?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP có quy định liên quan đến kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự như sau:
"Điều 4. Kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự
1. Tổ kiểm tra sức khỏe
a) Tổ kiểm tra sức khỏe do Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Trung tâm y tế huyện) ra quyết định thành lập. Tổ kiểm tra sức khỏe gồm ít nhất 3 thành viên: 01 bác sỹ làm tổ trưởng và 2 nhân viên y tế khác thuộc trạm y tế xã, khi cần thiết có thể được điều động từ Trung tâm Y tế huyện;
b) Tổ kiểm tra sức khỏe có nhiệm vụ tổ chức kiểm tra sức khỏe, lập phiếu kiểm tra sức khỏe và tổng hợp, báo cáo kết quả theo quy định."
Theo đó, Trung tâm y tế huyện là tổ chức có thẩm quyền ra quyết định thành lập tổ kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự với những thành phần và nhiệm vụ cụ thể nêu trên.
Quy trình tiến hành các nội dung kiểm tra sức khỏe được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này như sau:
"Điều 4. Kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự
[...]
2. Nội dung kiểm tra sức khỏe
a) Kiểm tra về thể lực;
b) Lấy mạch, huyết áp;
c) Khám phát hiện các bệnh lý về nội khoa, ngoại khoa và chuyên khoa;
d) Khai thác tiền sử bệnh tật bản thân và gia đình.
3. Quy trình kiểm tra sức khỏe
a) Căn cứ vào kế hoạch huấn luyện quân nhân dự bị của quân sự địa phương, lập danh sách các đối tượng được triệu tập tham gia huấn luyện dự bị động viên trên địa bàn được giao quản lý;
b) Thông báo thời gian, địa điểm tổ chức kiểm tra sức khỏe;
c) Lập phiếu kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo Mẫu 1 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Tổ chức kiểm tra sức khỏe theo các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này;
đ) Tổng hợp, thống kê, báo cáo kết quả kiểm tra sức khỏe theo Mẫu 1a và Mẫu 5a Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này."
Đồng thời, Điều 16 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định chi tiết các quyền và trách nhiệm liên quan đến hoạt động kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự của trung tâm y tế huyện cụ thể như sau:
"Điều 16. Trung tâm y tế huyện
1. Quyết định thành lập Tổ kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự của các xã.
2. Chỉ đạo về chuyên môn, giám sát việc thực hiện kiểm tra sức khỏe, sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
3. Tăng cường cán bộ chuyên môn tham gia kiểm tra sức khỏe, sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự cho các xã khi có đề nghị.
4. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ về công tác kiểm tra sức khỏe, sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự cho cán bộ y tế xã.
5. Chủ trì, phối hợp với Phòng Y tế và Ban Chỉ huy quân sự huyện xây dựng kế hoạch khám sức khỏe cho công dân được gọi làm nghĩa vụ quân sự và tổ chức thực hiện.
6. Phối hợp với Phòng Y tế huyện thành lập Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; cử cán bộ chuyên môn cùng các trang thiết bị y tế tham gia Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cho công dân được gọi làm nghĩa vụ quân sự trên địa bàn huyện.
7. Phối hợp với Ban chỉ huy quân sự huyện tổ chức khám sức khỏe cho công dân đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự."
Như vậy, đối với hoạt động khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của quân nhân dự bị, pháp luật hiện hành có quy định cụ thể thời điểm thực hiện, cơ quan có thẩm quyền thực hiện cũng như nội dung và quy trình cụ thể tiến hành kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?