Quân nhân chuyên nghiệp khi phục viên có thời gian công tác ở địa bàn khó khăn thì có được tính trợ cấp tăng thêm hay không?
Khi nào quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ được phục viên?
Căn cứ quy định tại Điều 21 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng 2015 quy định có 4 hình thức thôi phục vụ tại ngũ gồm:
- Nghỉ hưu.
- Phục viên.
- Nghỉ theo chế độ bệnh binh.
- Chuyển ngành.
Trong đó quân nhân chuyên nghiệp được phục viên khi không thuộc các trường hợp thôi phục vụ tại ngũ còn lại, cụ thể được quy định tại Điều 20 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng 2015 như sau:
"Điều 20. Trường hợp thôi phục vụ tại ngũ
Quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Hết hạn phục vụ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 của Luật này;
2. Trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 của Luật này, sau 06 năm kể từ ngày có quyết định chuyển thành quân nhân chuyên nghiệp, nếu có nguyện vọng thôi phục vụ tại ngũ và được cấp có thẩm quyền đồng ý;
3. Hết hạn tuổi cao nhất theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này;
4. Trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 17 của Luật này mà quân đội không thể bố trí sử dụng;
5. Do thay đổi tổ chức biên chế mà quân đội không còn nhu cầu bố trí sử dụng;
6. Phẩm chất chính trị, đạo đức không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hoặc không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ 02 năm liên tiếp theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 9 của Luật này;
7. Không còn đủ tiêu chuẩn về sức khỏe."
Quân nhân chuyên nghiệp khi phục viên có thời gian công tác ở địa bàn khó khăn thì có được tính trợ cấp tăng thêm hay không? (Hình từ Internet)
Cụ thể các chế độ, chính sách mà quân nhân chuyên nghiệp được hưởng khi phục viên là gì?
Về các chế độ mà quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ được hưởng khi phục viên được quy định tại khoản 3 Điều 40 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng 2015 gồm:
- Được trợ cấp tạo việc làm, trợ cấp phục viên một lần; được bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội hoặc nhận trợ cấp một lần từ quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;
- Đủ 15 năm phục vụ tại ngũ trở lên, khi ốm đau được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở quân y theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
- Được ưu tiên cộng điểm trong thi tuyển công chức, viên chức;
- Được chính quyền địa phương nơi cư trú tạo điều kiện ổn định cuộc sống; trường hợp chưa có nhà ở thì được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật.
Đồng thời tại Điều 4 Nghị định 151/2016/NĐ-CP quy định cụ thể các chế độ, chính sách nêu trên như sau:
"Điều 4. Chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp phục viên
Chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp phục viên theo điểm a, c khoản 3 Điều 40 của Luật, được quy định như sau:
1. Được trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời điểm phục viên; được hỗ trợ đào tạo nghề hoặc giới thiệu việc làm tại các tổ chức giới thiệu việc làm của các bộ, ngành, đoàn thể, địa phương và các tổ chức kinh tế - xã hội khác.
2. Được hưởng trợ cấp phục viên một lần, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương của tháng liền kề trước khi phục viên.
3. Được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần hoặc bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
4. Được ưu tiên cộng điểm trong thi tuyển hoặc xét tuyển công chức theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; hoặc được ưu tiên khi xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức."
Như vậy đối với quân nhân chuyên nghiệp khi phục viên sẽ được hưởng đầy đủ các chính sách, chế độ như trên.
Quân nhân chuyên nghiệp khi phục viên có thời gian công tác ở địa bàn khó khăn thì có được tính trợ cấp tăng thêm hay không?
Tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 162/2017/TT-BQP hướng dẫn nội dung này như sau:
"Điều 6. Chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp phục viên
...
2. Trường hợp, quân nhân chuyên nghiệp có thời gian trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc công tác ở địa bàn khó khăn, ngành nghề có tính chất đặc thù thì khi phục viên được hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với thời gian tăng thêm do quy đổi theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 151/2016/NĐ-CP và Điều 8, Điều 9 Thông tư này.
.."
Như vậy đối với quân nhân chuyên nghiệp có thời gian công tác ở địa bàn khó khăn trước khi thôi phục vụ tại ngũ thì khi phục viên được hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với thời gian tăng thêm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?