Quản lý việc phát hiện di sản văn hoá dưới nước được quy định thế nào? Việc bảo vệ di sản văn hoá dưới nước sau khi phát hiện được thực hiện theo trình tự nào?
Quản lý việc phát hiện di sản văn hoá dưới nước được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 86/2005/NĐ-CP quy định về quản lý việc phát hiện di sản văn hoá dưới nước như sau:
Quản lý việc phát hiện di sản văn hoá dưới nước
1. Tổ chức, cá nhân khi phát hiện được di sản văn hoá dưới nước có trách nhiệm giữ nguyên hiện trạng khu vực có di sản văn hóa dưới nước và kịp thời thông báo cho chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước về văn hoá thông tin hoặc cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải nơi gần nhất.
2. Khi cá nhân hoặc đại diện tổ chức đến thông báo về phát hiện di sản văn hoá dưới nước thì cơ quan nhà nước phải kịp thời cử người tiếp và ghi nhận đầy đủ các thông tin, đồng thời báo cáo ngay cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về văn hoá thông tin để tổ chức việc bảo vệ di sản văn hoá dưới nước đó.
Theo quy định trên, quản lý việc phát hiện di sản văn hoá dưới nước được thực hiện theo quy định tại Điều 11 nêu trên.
Di sản văn hóa dưới nước (Hình từ Internet)
Việc bảo vệ di sản văn hoá dưới nước sau khi phát hiện được thực hiện theo trình tự nào?
Theo Điều 18 Nghị định 86/2005/NĐ-CP quy định về bảo vệ di sản văn hoá dưới nước sau khi phát hiện như sau:
Bảo vệ di sản văn hoá dưới nước sau khi phát hiện
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sau khi nhận được thông báo hoặc báo cáo về việc phát hiện di sản văn hoá dưới nước phải kịp thời tiến hành các công việc sau:
1. Tổ chức kiểm tra tính chính xác của các thông tin do tổ chức, cá nhân thông báo về địa điểm có di sản văn hóa dưới nước và các dấu hiệu có di sản văn hóa dưới nước.
2. Kịp thời lập kế hoạch triển khai bảo vệ khu vực có di sản văn hóa dưới nước; chỉ đạo và huy động lực lượng vũ trang trong tỉnh tổ chức bảo vệ an toàn, an ninh trật tự khu vực có di sản văn hóa dưới nước được phát hiện; ngăn chặn và xử lý kịp thời mọi hoạt động đánh bắt thủy, hải sản, gây nổ làm nguy hại đến sự an toàn của di sản văn hóa dưới nước.
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông tin về việc phát hiện di sản văn hóa dưới nước phải báo cáo Bộ Văn hóa - Thông tin; chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa - Thông tin tổ chức giám định sơ bộ các hiện vật và khu vực phát hiện di sản văn hóa dưới nước để đánh giá về di sản văn hóa dưới nước vừa phát hiện và có biện pháp quản lý, bảo vệ thích hợp; nếu di sản văn hóa dưới nước được xác định có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng về lịch sử, văn hóa, khoa học thì kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
4. Chỉ đạo Sở Văn hóa - Thông tin tổ chức tiếp nhận, bảo quản di sản văn hóa dưới nước được giao nộp; các lực lượng công an thu hồi di sản văn hóa dưới nước được tìm kiếm hoặc trục vớt trái phép; triển khai thực hiện kế hoạch về bảo vệ và quản lý di sản văn hóa dưới nước.
Theo đó, việc bảo vệ di sản văn hoá dưới nước sau khi phát hiện được thực hiện theo trình tự được quy định tại Điều 18 nêu trên.
Di sản văn hoá dưới nước sau khi phát hiện thuộc phạm vi hai tỉnh được bảo vệ thế nào?
Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 86/2005/NĐ-CP về bảo vệ di sản văn hóa dưới nước thuộc phạm vi quản lý từ hai tỉnh trở lên như sau:
Bảo vệ di sản văn hóa dưới nước thuộc phạm vi quản lý từ hai tỉnh trở lên
Trường hợp địa điểm phát hiện có di sản văn hoá dưới nước thuộc phạm vi quản lý từ hai tỉnh trở lên thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi phát hiện di sản văn hóa dưới nước đầu tiên chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan để tổ chức bảo vệ di sản văn hoá dưới nước theo quy định của Nghị định này.
Như vậy, nếu địa điểm phát hiện có di sản văn hoá dưới nước thuộc phạm vi quản lý từ hai tỉnh trở lên thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi phát hiện di sản văn hóa dưới nước đầu tiên chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan để tổ chức bảo vệ di sản văn hoá dưới nước theo quy định.
![Thư viện nhà đất](https://cdn.luatnhadat.vn/upload/bds/TTMN/vien-chuc-nganh-di-san.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/QD/241001/di-san-van-hoa.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/NTMH/12122024/da-co-luat-di-san-van-hoa-2024-so-45-2024-qh14-toan-van.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NV/021023/di-san-van-hoa-1.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NDBT/phat-huy-di-san-van-hoa.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NTTY/di-san-van-hoa-phi-vat-the.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022/2/28/HH/di-tich-lich-su-van-hoa-va-danh-lam-thang-canh.png)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/PPH/cap-phep-suu-tam.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/QB/271123/di-san-vien-4.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TS/24-11/di-san-van-hoa-1.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TS/24-11/di-san-van-hoa.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Dự án đầu tư công sử dụng vốn ODA phải lập đề xuất dự án khi nào? Nội dung báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án sử dụng vốn ODA?
- Hành lang an toàn đường bộ từ ngày 1/1/2025 như thế nào? Quản lý, sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ ra sao?
- Mẫu đơn đề nghị sáp nhập hội mới nhất? Hướng dẫn làm đơn đề nghị sáp nhập hội như thế nào?
- Thủ tục gia hạn hoặc điều chỉnh hoạt động liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ tại Quyết định 3278 như thế nào?
- Thủ tục đề xuất cơ chế ưu đãi đầu tư theo Quyết định 891 của Bộ Xây dựng thực hiện ở cấp tỉnh như thế nào?